Đến dự buổi lễ có Bộ trưởng ngoại giao Nga S.V. Lavrov, nguyên Phó thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Vũ Khoan, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam A.G. Kovtun, Thứ trưởng Bộ ngọai giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TSKH Vũ Minh Giang, Giám đốc điều hành các chương trình khu vực của quỹ “Thế Giới Nga” G.Đ. Toloraya, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, TSKH. Nguyễn Trọng Do, các nhân viên Bộ ngoại giao Nga, đại diện giới Nga học Việt Nam cùng đông đảo các cơ quan truyền thông hai nước.
|
|
Trong diễn văn chào mừng các đại biểu tham dự lễ khai trương Trung tâm, Bộ trưởng ngọai giao LB Nga S.V. Lavrov đề cập đến một thứ tài sản vô giá, đó là tình hữu nghị giữa nhân dân Nga và nhân dân Việt Nam mà Trung tâm Thế giới Nga sẽ trở thành biểu tượng. “Thật đáng mừng là ở Việt Nam không phải chỉ có những người thuộc thế hệ già và trung niên mới quan tâm đến nước Nga và muốn học tiếng Nga, - ông Lavrov nhấn mạnh. – Trong cuộc gặp của tôi sáng nay với Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, người phiên dịch xuất sắc của chúng tôi còn rất trẻ. Anh ấy là đại diện của một thế hệ những nhà Nga học mới ở Việt Nam. Chi tiết xác thực này khiến cho chúng ta có thể hy vọng, rằng tiếng Nga sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam, đảm bảo cho sự củng cố quan hệ hợp tác chiến lược của chúng ta trong tương lai”.
Trong lời phát biểu của mình, Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về món quà của quỹ “Thế giới Nga”. Ông cám ơn Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên bang Nga S.V. Lavrov đã đến dự lễ khai trương Trung tâm, qua đó nâng cao vị thế của sự kiện đầy ý nghĩa này đối với ĐHQGHN.
“Một đội ngũ đông đảo các nhà hoạt động chính trị, khoa học và văn hóa của nước Việt Nam hiện đại đã được đào tạo nhờ có ngôn ngữ, khoa học và nền giáo dục tiếng Nga, - Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang phát biểu – Với tư cách một người lãnh đạo ĐHQGHN, tôi nhận thấy rằng tại tại Đại học Quốc gia Hà Nội của chúng tôi, đa số các giáo sư và giảng viên trình độ cao là những người được đào tạo tại Nga. Chính vì vậy, việc thiết lập Trung tâm Thế giới Nga tại đây là cực kỳ cần thiết và các đồng nghiệp của tôi từ nay sẽ có thể truy cập các thư viện điện tử của Nga, điều rất quan trọng đối với chúng tôi. Với cá nhân tôi, việc khai trương Trung tâm Thế giới Nga là một sự kiện trọng đại.
Trung tâm Thế giới Nga tại ĐHQGHN là trung tâm đầu tiên do Quỹ “Thế Giới Nga” thiết lập tại Việt Nam. Trung tâm được trang bị những thiết bị tối tân, cho phép chúng tôi tiếp cận các nguồn lực thông tin giáo dục và khoa học của đất nước các bạn, điều, đến lượt nó, là minh chứng cho tư duy toàn cầu của nước Nga với tư cách một cường quốc thế giới”.
“Trung tâm "Thế giới Nga" không chỉ đơn thuần là một cửa sổ mở vào thế giới văn hóa giàu có và độc đáo của nước Nga, - TSKH. Nguyễn Trọng Do, Chủ nghiệm Khoa Quốc tế - ĐHQGHN phát biểu - mà thực sự là cây cầu hàn lâm kết nối bộ phận quan trọng của giới trí thức Việt Nam đã được Liên Xô đào tạo với kho tàng tri thức đồ sộ và hiện đại mà Trung tâm đem đến thủ đô Hà Nội. Trong mối quan hệ đó, tiếng Nga đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là công cụ tư duy và phát triển của hàng chục ngàn công dân ưu tú của Việt Nam, trong đó những người hiện vẫn đang giữ những vị trí chủ chốt trong hệ thống chính trị, kinh tế, luật pháp và văn hoá của Việt Nam. Với họ, tiếng Nga thực sự là một bảo vật, một tài sản vô giá. Và nếu có thể nói đến một tiếng mẹ đẻ thứ hai, thì với họ tiếng Nga chính là ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai. Cũng nhờ tiếng Nga, nền văn học vĩ đại của Puskin và Lev Tolstoi, của Bloc và Sholokhov đã đến Việt Nam và trở thành một phần trong tâm hồn người Việt. Vì vậy, với những người gắn bó với tiếng Nga, với nền văn hóa, khoa học Nga, lễ khai trương Trung tâm Thế giới Nga là một sự kiện trọng đại của trái tim và khối óc”.
Chào mừng các đại biểu đến dự lễ khai trương Trung tâm “Thế giới Nga”, Phó Giám đốc điều hành quỹ “Thế Giới Nga” V.N. Istratov lưu ý rằng đây là lễ khai trương Trung tâm “Thế giới Nga” đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được tổ chức hoàn toàn bằng tiếng Nga. “Điều đó chứng tỏ vị thế của tiếng Nga ở Việt Nam cũng như sự gần gũi giữa hai nước, bất chấp khoảng cách cách địa lý” – Thông cáo báo chí của Quỹ “Thế giới Nga” dẫn lời ông Istratov.
>>> Tin bài liên quan:
|