1. Họ và tên nghiên cứu sinh: CHU TIẾN DŨNG
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh:13/06/1984
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 6072/ QĐ-ĐHKHTN ngày 31/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tổng hợp, khảo sát đặc trưng các hạt nano đa chức năng trên cơ sở Fe3O4 – Ag – ZnS:Mn và bước đầu thử nghiệm phát hiện tế bào ung thư
8. Chuyên ngành: Vật lý Chất rắn
9. Mã số: 62440104
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Hoàng Nam
Hướng dẫn phụ: PGS.TS Trần Thị Hồng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
ü Chế tạo thành công hai loại hạt nano đa chức năng Fe3O4-Ag@SiO2, Fe3O4-ZnS:Mn@SiO2 bằng 2 phương pháp vi nhũ tương đảo và Stӧber.
ü Các hạt nano đa chức năng Fe3O4-Ag@SiO2, Fe3O4-ZnS:Mn@SiO2 thể hiện đồng thời tính chất siêu thuận từ với từ độ bão hòa kỹ thuật lớn có giá trị tương ứng 44,5 emu/g; 39,5 emu/g và tính chất quang đặc trưng để phát hiện, đánh dấu sinh học với tín hiệu SERS tại các số sóng 1145 cm-1; 1443 cm-1 của hạt nano Fe3O4-Ag@SiO2 hoặc với tín hiệu phát huỳnh quang màu cam mạnh tại bước sóng 598 nm của hạt nano Fe3O4-ZnS:Mn@SiO2.
ü Hạt nano composit đa chức năng Fe3O4/Ag ổn định và bền vững nhất trong điều kiện chế tạo có pH = 11 và lượng tiền chất APTES bằng 3 ml. Các hạt nano composit Fe3O4/Ag đã được chức năng hóa bề mặt với phân tử 4-aminothiophenol.
ü Hạt nano composit đa chức năng Fe3O4@SiO2/Ag với lượng tiền chất AgNO3 thay đổi từ 50 mmol đến 100 mmol có đầy đủ tính chất siêu thuận từ với = 42,7 emu/g và tính chất hấp thụ mạnh ánh sáng tại bước sóng 423 nm.
ü Gắn kết thành công hạt nano composit Fe3O4/Ag với kháng thể EGFR để bắt cặp tế bào ung thư da SK-Mel 28 và da thường Hacat với hiệu suất bắt cặp tương ứng đạt 91,9 % và 33,1 % - cho thấy mức độ biểu hiện EGFR của tế bào SK-Mel 28 lớn hơn nhiều so với tế bào Hacat.
ü Các hạt nano composit Fe3O4@SiO2/Ag và Fe3O4/Ag được gắn kết với các phân tử aptamer cho phép phát hiện, bắt cặp, đánh dấu nhanh tế bào ung thư phổi ở người A549.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các hạt nano composit đa chức năng chế tạo được bằng các phương pháp hóa học đơn giản, có tính lặp lại cao và mang đồng thời nhiều tính năng vượt trội của các hạt nano đơn lẻ hứa hẹn khả năng ứng dụng cao trong y - sinh học cả trong ống nghiệm và thử nghiệm lâm sàng trong tương lai gần, có khả năng thương mại hóa cao.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tối ưu hóa quá trình chế tạo ra các hạt nano đa chức năng với nhiều tính năng vượt trội hơn, hạn chế được những khiếm khuyết của các hạt nano đơn tính chất. Thử nghiệm các hạt nano đa chức năng chế tạo được với nhiều thực thể sinh học hơn nhằm đánh giá khả năng ứng dụng đa dạng của chúng.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Chu Tien Dung, Nguyen Quang Loc, Phi Thi Huong, Dinh Thi Thuy Duong, Tran Thi Hong, Luu Manh Quynh and Nguyen Hoang Nam (2014), “Combination of 4-ATP coated silver nanoparticles and magnetic Fe3O4 nanoparticles by inverse emulsion method”, VNU Journal of Science: Mathematics - Physics 30(2), pp. 1-9.
[2]. Chu Tiến Dũng, Bạch Thị Mai, Lưu Mạnh Quỳnh, Trần Thị Hồng và Nguyễn Hoàng Nam (2015), “Nghiên cứu chế tạo hạt nano composit từ kim loại
Fe3O4-Ag”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Vật lý Chất rắn và Khoa học Vật liệu Toàn quốc lần thứ IX - SPMS 2015, tr. 638-641.
[3]. Chu Tien Dung, Luu Manh Quynh, Nguyen Phuong Linh, Nguyen Hoang Nam, Nguyen Hoang Luong (2016), “Synthesis of ZnS:Mn-Fe3O4 bifunctional nanoparticles by inverse microemulsion method”, Journal of Science: Advanced Materials and Devices 1, pp. 200-203.
[4]. Dung Tien Chu, Doanh Cong Sai, Quynh Manh Luu, Hong Thi Tran, Truong Duy Quach, Dong Hyun Kim, and Nam Hoang Nguyen (2017), “Synthesis of bifunctional Fe3O4@SiO2-Ag magnetic-plasmonic nanoparticles by an ultrasound assisted chemical method”, Journal of Electronic Materials 46(6), pp. 3646-3653.
[5]. Chu Tiến Dũng, Bùi Đức Trí, Trần Thị Hồng, Nguyễn Hoàng Nam (2017), “Ảnh hưởng của nhóm amin trên bề mặt hạt nano Fe3O4 đến cấu trúc, tính chất của hạt nano composit Fe3O4-Ag ”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Vật lý Chất rắn và Khoa học Vật liệu Toàn quốc lần thứ X - SPMS 2017, tr. 99-103.
[6]. Chu Tien Dung, Luu Manh Quynh, Tran Thi Hong, and Nguyen Hoang Nam (2017), “Synthesis, magnetic properties and enhanced photo-luminescence of Fe3O4-ZnO heterostructure multifunctional nanoparticles”, VNU Journal of Science: Mathematics - Physics 33(1), pp. 16-33.
|