1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tống Thị Hà
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/3/1978
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4374/QĐ-KHTN-CTSV ngày 03/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 741/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/3/2016 và Quyết định số 1034/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/4/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học 9. Mã số: 62 42 01 07
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Đức Anh; GS.TS. Phạm Văn Ty
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Nghiên cứu đã áp dụng và cải tiến được quy trình PCR đa mồi xác định typ huyết thanh phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Kỹ thuật này có ưu điểm là nhanh, nhạy, ít tốn kém, có tỉ lệ phát hiện cao và tỉ lệ đồng nhiễm các typ huyết thanh nhiều hơn so với phương pháp thông thường.
- Đưa ra được số liệu tổng quan về các typ huyết thanh lưu hành và tình trạng kháng kháng sinh giúp hoạch định chiến lược triển khai vắc xin dự phòng và lựa chọn kháng sinh thích hợp. Cung cấp số liệu cho các chương trình giám sát trong nước và các nước trong khu vực.
- Phân tích về mối liên quan giữa typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh. Phân tích này bên cạnh việc cho thấy được hiệu quả của vắc xin trong việc làm giảm sự lưu hành các gen kháng kháng sinh, còn dự đoán được xu hướng các typ huyết thanh nổi trội sau khi triển khai tiêm vắc xin cho trẻ để có biện pháp thay đổi chiến lược dự phòng. Phân tích tình trạng kháng kháng sinh theo nồng độ kháng sinh giúp dự báo xu hướng dịch chuyển mức độ đề kháng kháng sinh trong tương lai.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Cung cấp số liệu cho các nhà dịch tễ trong việc đánh giá sự lưu hành của tác nhân gây bệnh, tính kháng thuốc từ đó góp phần giúp cho việc dự báo, lập kế hoạch và định hướng các chiến lược phòng và chống các bệnh do phế cầu tại cộng đồng.
- Phối hợp với các nhà lâm sàng trong việc nâng cao chẩn đoán các bệnh do phế cầu tại các bệnh viện. Đưa ra các số liệu chính xác, khoa học về tình trạng kháng kháng sinh của S.pneumoniae, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, rút ngắn quá trình điều trị, giảm chi phí điều trị cho bản thân bệnh nhân và giảm chi phí cho bệnh viện.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu giám sát hàng năm về các typ huyết thanh và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae.
- Nghiên cứu về sự lưu hành các typ huyết thanh trong nhóm trẻ khỏe mạnh, so sánh với nhóm trẻ mắc ARI để có biện pháp dự phòng vắc xin thích hợp.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Tống Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền Anh, Lê Huy Hoàng, Lê Thị Kim Anh, Vũ Thị Thu Hường, Đặng Đức Anh (2016), "Xác định typ huyết thanh vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phân lập từ trẻ dưới 5 tuổi viêm đường hô hấp tại bệnh viện Bạch Mai bằng kỹ thuật PCR đa mồi năm 2013", Tạp chí Y học dự phòng XXVI(10(183)), tr. 175-183.
[2] Tống Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền Anh, Vũ Thị Thu Hường, Lê Huy Hoàng, Lê Thị Kim Anh, Phạm Văn Ty, Đặng Đức Anh (2017), "Xác định tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phân lập trên bệnh phẩm lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Khánh Hòa năm 2008-2013", Tạp chí Y học dự phòng XXVII(8), tr. 514-525.
[3] Tống Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền Anh, Vũ Thị Thu Hường, Lê Huy Hoàng, Lê Thị Kim Anh, Phạm Văn Ty, Đặng Đức Anh (2018), "Mối liên quan giữa typ huyết thanh và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phân lập từ bệnh nhi dưới 5 tuổi nhập viện tại một số địa phương ở Việt Nam", Tạp chí Y học dự phòng XXVIII(1), tr. 37-44.
|