I. Quá trình phát triển
Cùng với sự phát triển của Khoa Ngữ văn, trước yêu cầu giảng dạy được mở rộng và nâng cao, đội ngũ giảng dạy văn học hiện đại Việt Nam được bổ sung thêm các thầy giáo: Phạm Thanh Hoài, Nguyễn Lai, Hồ Tấn Trai (tức Phạm Văn Sĩ), Trịnh Hồ Khoa, Lê Văn Lân (Mã Giang Lân), Bùi Việt Thắng, Nguyễn Bá Thành, Lê Đắc Đô, Hà Văn Đức. Giáo sư chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Hoàng Xuân Nhị (1914 - 1991) trong nhiều năm sinh hoạt tại Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam (từ 1961 - 1979).
Từ năm 1988, do yêu cầu giảng dạy, học tập và sự phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, bộ phận văn học hiện đại Việt
Từ năm 1996, Khoa Ngữ văn được tách ra làm hai khoa: Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học, Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam còn các thầy: Phan Cự Đệ, Lê Văn Lân, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Bá Thành, Hà Văn Đức. Lực lượng ít nhưng công việc được giao lại nhiều hơn trên các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động xã hội.
Năm 2000 Bộ môn được bổ sung thêm thầy Phạm Xuân Thạch và năm 2005, bổ sung thêm cô giáo Nguyễn Thị Năm Hoàng.
Đến tháng 10 năm 2006, Bộ môn đã có nhiều thay đổi về tổ chức: Giáo sư Lê Văn Lân nghỉ hưu vào tuổi 65, PGS Nguyễn Bá Thành được điều động và bổ nhiệm làm Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ môn chỉ còn lại 4 cán bộ: thầy Bùi Việt Thắng, thầy Hà Văn Đức, thầy Phạm Xuân Thạch và cô giáo Nguyễn Thị Năm Hoàng. Theo cơ cấu định biên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đến năm 2010 Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam có số cán bộ là 6, hiện tại Bộ môn đang xúc tiến việc phát hiện và xin cán bộ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung lực lượng. Để giải quyết tình hình nhân lực, nhiều năm qua và sắp tới Bộ môn sẽ ký hợp đồng kiêm nhiệm với cán bộ đã nghỉ hưu (GS. Lê Văn Lân) và ở cơ quan ngoài (PGS. Lưu Khánh Thơ - Viện Văn học). Trong chiến lược phát triển của Khoa và Bộ môn, xét về nguồn nhân lực, Bộ môn cần bổ sung từ 2 đến 4 giáo viên đảm trách các giáo trình quan trọng (Văn học hiện đại Việt Nam 1945 – 1975, 1975 – 2000).
![]() |
Hiện tại Bộ môn có 1 Giáo sư, 1 Phó giáo sư, 2 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ, 1 Giảng viên chính và 1 học viên cao học (sẽ bảo vệ luận văn vào cuối năm 2006). Cụ thể :
- GS. Lê Văn Lân (GV kiêm nhiệm) đảm trách giáo trình văn học Việt
- PGS.TS. Hà Văn Đức đảm trách giáo trình văn học Việt
- GVC Bùi Việt Thắng đảm trách giáo trình văn học Việt
- ThS. Phạm Xuân Thạch đảm trách giáo trình văn học Việt
- GV Nguyễn Thị Năm Hoàng đảm trách giáo trình văn học Việt
II. Những đóng góp về đào tạo, nghiên cứu, hoạt động xã hội
1. Về công tác đào tạo
a) Đào tạo Đại học: Bộ môn đảm nhiệm các giáo trình cơ sở:
– Văn học Việt
– Văn học Việt
– Văn học Việt
– Văn học Việt
(Tổng số đơn vị học trình của 4 giáo trình cơ sở là 13)
Bên cạnh đó Bộ môn còn đảm nhiệm dạy Tiến trình văn học (phần văn học hiện đại Việt
Ngoài ra bộ môn còn đảm nhiệm các chuyên đề:
– Tiểu thuyết Việt
– Tiến trình thơ hiện đại Việt
–Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại
(Tổng số đơn vị học trình: 6)
Có thể nói ở mảng đào tạo Đại học, trong nhiều năm, Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng với một hệ thống giáo trình cơ sở, chuyên đề chất lượng và đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm
b) Đào tạo sau Đại học
– Đến nay Bộ môn đã đào tạo được 72 Thạc sĩ và 15 Tiến sĩ.
– Hệ thống chuyên đề dạy ở bậc sau Đại học:
+ Phương pháp luận nghiên cứu văn học
+ Văn học Lãng mạn Việt
+ Đặc điểm Thơ Việt
+ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
+ Tư duy thơ và tư duy thơ Việt
– Bộ môn đã tham gia đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ cho nghiên cứu sinh và học viên các nước Lào, Trung Quốc, Slôvakia… ; giúp đỡ, bồi dưỡng cho thực tập sinh các nước Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Phần Lan, Đài Loan, Hàn Quốc.
2. Về công tác nghiên cứu khoa học
a) Biên soạn giáo trình Đại học:
Những giáo trình về văn học hiện đại Việt
– Văn học Việt
– Văn học Việt
– VH giải phóng miền
Hiện nay Bộ môn đã hoàn thành và xuất bản các giáo trình cơ sở:
– Văn học Việt
– Văn học Việt
– Văn học Việt
– Văn học Việt
Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam đã xuất bản nhiều giáo trình chuyên đề cho sinh viên năm thứ 4 Khoa Văn học và học viên Cao học, nghiên cứu sinh
– Tiểu thuyết VN hiện đại (Phan Cự Đệ). NXB Đại học. 1974
– Tiến trình thơ hiện đại VN (Mã Giang Lân). NXB GD. 2000.
– Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000.
– Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt
Trong hai năm 2005 – 2006, Bộ môn đã hoàn thành bài giảng (bước 1) và giáo trình (bước 2): Văn học Việt
b) Nghiên cứu khoa học
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy các bậc ở đại học, Bộ môn Văn học hiện đại Việt
* Nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
- 2 công trình trọng điểm cấp Đại học Quốc gia: Văn học Việt
- 2 công trình đặc biệt cấp Đại học Quốc gia: Quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (NXB Văn hóa Thông tin. 2000) và Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX (đã in thành sách. NXB Văn hóa thông tin, 2006). Hai công trình này do GS. Lê Văn Lân chủ trì với sự tham gia chủ yếu của các cán bộ Bộ môn.
- 3 công trình cấp Đại học Quốc gia: Truyện ngắn Thạch Lam – nhìn từ góc độ thể loại (PGS. TS. Hà Văn Đức chủ trì, nghiệm thu 2005), Bản sắc Việt
- Bộ môn đã và đang thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (về các lĩnh vực lí luận văn học, lý thuyết thể loại, tác gia văn học…).
* Nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội
Cán bộ của Bộ môn Văn học hiện đại Việt
– Phan Cự Đệ: Phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn – con người và văn chương, Hàn Mặc Tử, Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, Đổi mới và giao lưu văn hóa…
– Mã Giang Lân: Tục ngữ ca dao Việt
– Bùi Việt Thắng: Bình luận truyện ngắn, Truyện ngắn – Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Tiểu thuyết đương đại…
– Nguyễn Bá Thành: Tư duy thơ và tư duy thơ Việt
– Hà Văn Đức: Văn học Việt
– Phạm Xuân Thạch: Thơ Tản Đà - những lời bình
– Truyện ngắn Việt
Tổng số sách của Bộ môn đã xuất bản là 79 cuốn (thuộc các dạng: giáo trình, chuyên luận, tài liệu tham khảo).
3. Hoạt động xã hội
Văn học hiện đại Việt
Hằng năm Bộ môn vẫn thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn sinh viên thực tập, thực tế trên nhiều địa bàn (miền núi, miền Trung) tìm hiểu các lĩnh vực đời sống và hoạt động (quân đội, văn hóa…). Công tác thực tập, thực tế vừa nâng cao vốn sống cho cán bộ và sinh viên vừa có tác dụng gắn lý thuyết và thực tiễn, học và hành.
Cán bộ của Bộ môn là những cộng tác viên tích cực của Đài THVN, Đài TNVN, các tạp chí, báo quan trọng (như Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Văn nghệ Quân đội… và các báo lớn như Báo Nhân dân, Báo Văn nghệ…) và các nhà xuất bản lớn (Văn học, Giáo dục, Chính trị Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội…).
4. Thành tích của Bộ môn và cán bộ
a) Về nâng cao trình độ:
· 2 Giáo sư: Phan Cự Đệ (được phong giáo sư năm 1990); Lê Văn Lân (được phong giáo sư năm 2002)
· 2 Phó Giáo sư: Nguyễn Bá Thành (được phong PGS năm 1996), Hà Văn Đức (được phong PGS năm 2003)
· 3 Tiến sĩ: Lê Văn Lân, Nguyễn Bá Thành, Hà Văn Đức
· 1 Thạc sĩ: Phạm Xuân Thạch
· 1 GVC: Bùi Việt Thắng
· 1 học viên cao học: Nguyễn Thị Năm Hoàng
b) Các danh hiệu và khen thưởng:
- Cá nhân:
+ 1 Huân chương Độc lập hạng Ba (GS. Hoàng Xuân Nhị)
+ 1 Huân chương Lao động hạng Nhất (GS. Phan Cự Đệ)
+ 1 Huân chương Lao động hạng Ba (GS.TS. Lê Văn Lân)
+ 1 Nhà giáo nhân dân (GS. Phan Cự Đệ)
+ 2 Nhà giáo ưu tú (GS. Hoàng Xuân Nhị và GS. Lê Văn Lân)
+ 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (GS.TS. Lê Văn Lân và PGS.TS. Hà Văn Đức)
+ 3 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GS.TS. Lê Văn Lân, PGS.TS. Nguyễn Bá Thành và GVC. Bùi Việt Thắng)
+ 3 Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tập thể:
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2001;
+ Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004, 2005.
+ Giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường năm 2001, 2002, 2003.
III. Phương hướng phát triển của Bộ môn
Bộ môn Văn học hiện đại Việt Nam có truyền thống gắn với 50 năm xây dựng và trưởng thành của Khoa Văn học, là một đơn vị chuyên môn “mũi nhọn” sát hợp và kịp thời đáp ứng những yêu cầu của xã hội qua các giai đoạn lịch sử. Cán bộ Bộ môn có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực tiễn, có khả năng hoạt động, phục vụ xã hội, khả năng giao tiếp và quan hệ quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, văn học.
Về nguồn nhân lực: xét theo yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, hiện trạng của Bộ môn gặp khó khăn. Ngành Văn học hiện đại Việt Nam có tính chất “mở” (mở trong ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, trong học và hành, phục vụ xã hội; mở trong sự phát triển liên tục của văn học dân tộc trong thế kỷ XXI, nhiều giáo trình cơ sở và chuyên đề mới cần thiết phải được xây dựng, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới – chẳng hạn học phần Văn học Việt Nam sau 1975).
Trong bối cảnh gia nhập khu vực và quốc tế, trình độ của cán bộ Bộ môn cần được nâng cao nhiều mặt (ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp với đồng nghiệp quốc tế…) để tạo nên một tầm mới. Các cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) sẽ là hạt nhận của Bộ môn (từ 2006 – 2010 số cán bộ trẻ dưới 40 phải là 4 mới đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ mới).
Trong thời kỳ hiện nay, văn học phải được quan niệm như là thành tố quan trọng và gắn liền với văn hóa. Nghiên cứu văn học trong xu thế mở (rộng và sâu) là gắn với nghiên cứu văn hóa. Xu thế này đã được thể nghiệm thành công trong bước đột phá của PGS. TS. Nguyễn Bá Thành với công trình khoa học Bản sắc Việt
Vị thế của Bộ môn phải được thể nghiệm qua sự cọ xát, tiếp xúc và giao lưu không chỉ với đồng nghiệp quốc tế (những người mở đường là GS. Phan Cự Đệ, GS. Lê Văn Lân, PGS. Nguyễn Bá Thành trong các chuyến công tác tại Anh, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc…) mà còn thể hiện trong sự liên kết hoạt động nghề nghiệp với các Trường Đai học lớn của cả nước (như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), với các cơ sở nghiên cứu (như Viện Văn học, Viện Nghiên cứu văn hóa…), với các tổ chức nghề nghiệp (như Hội Nhà văn, Hội Văn nghệ dân gian)…
Nâng cao năng lực thực tiễn của cán bộ Bộ môn: cán bộ của Bộ môn không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy trong Nhà trường mà cần thiết phải tỏ rõ năng lực trong hoạt động xã hội (trong lĩnh vực văn hóa, văn học). Năng lực thực tiễn đòi hỏi sự cọ xát, tiếp xúc, giao lưu với đồng nghiệp trong nước và quốc tế. Năng lực thực tiễn là năng lực của từng cá nhân với tinh thần chủ động, năng động và sáng tạo.
Nâng cao trình độ lý luận nghề nghiệp (văn hóa và văn học) bằng cách trau dồi ngoại ngữ và khi có cơ hội cần thiết tiếp xúc với thế giới (đặc biệt ưu tiên số cán bộ trẻ dưới 40 tuổi của Bộ môn)
Đến năm 2010, Bộ môn Văn học hiện đại VN sẽ là một đơn vị thành viên của Khoa Văn học đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo của xã hội.
IV. Chỉ dẫn về các thế hệ cán bộ của Bộ môn
Thời kỳ thứ nhất (1956 - 1973):
- GS. Hoàng Xuân Nhị | - GS. TSKH. Nguyễn Lai |
- GS. Hoàng Như Mai | - PGS. Hồ Tấn Trai |
- GS. Bạch Năng Thi | - GV. Phạm Thanh Hoài |
Thời kỳ thứ hai (1973 - 1993):
- GS. Phan Cự Đệ | - TS. Đào Anh San |
- GS. TS. Lê Văn Lân | - GVC. Bùi Việt Thắng |
- PGS. TS. Nguyễn Bá Thành | - GV. Lê Đắc Đô |
- PGS. TS. Hà Văn Đức |
Thời kỳ thứ ba (1994 - 2000):
- GS. Phan Cự Đệ | - PGS. TS. Hà Văn Đức |
- GS. TS. Lê Văn Lân | - GVC. Bùi Việt Thắng |
- PGS. TS. Nguyễn Bá Thành | - GV. Lê Đắc Đô |
Thời kỳ thứ tư (2000 - 2006):
- GS. Phan Cự Đệ | - GVC. Bùi Việt Thắng |
- GS. TS. Lê Văn Lân | - ThS. Phạm Xuân Thạch |
- PGS. TS. Nguyễn Bá Thành | - GV. Nguyễn Thị Năm Hoàng |
- PGS. TS. Hà Văn Đức |