Trở về sau tour xuyên Việt kéo dài hơn 20 ngày, trái với vẻ mệt mỏi thường thấy sau một chuyến đi, Vũ Minh Thọ trông rạng rỡ, phong trần với chiếc mũ cao bồi, giày thể thao, áo phông, quần jean.
Thọ hồ hởi: “Được đề cử Giải thưởng dà nh cho Hướng dẫn viên xuất sắc nhất thế giới là quá đặc biệt, bất ngờ đối với mình, đó là sự quan tâm, khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa người làm dịch vụ và người mua dịch vụ".
Có lẽ trong gần 5 năm là m hướng dẫn viên du lịch, Vũ Minh Thọ (Công ty du lịch lữ hành Intrepid Việt Nam) không thể ngờ được rằng những "thượng đế" chỉ ăn chung, ở chung trong một thời gian ngắn lại ấn tượng về mình đến thế. Chính họ đã đề cử Thọ cho giải thưởng này.
Cuộc "đua" bắt đầu từ năm 2005 mà người tham gia mãi tận tháng 2 vừa rồi mới biết mình có mặt trong đó hiện đang vào chặng nước rút.
Danh sách cuối cùng còn 11 người đ ến từ Ấn Độ, Nepal, Peru, Myanmar, Sri Lanka... và Việt Nam.
Mỗi phút trôi qua đều là sự khám phá...
Nerys Roach (người Anh) đến VN chỉ vỏn vẹn có 2 tuần chia sẻ: "Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp Thọ chính là sự nghiêm túc và chân thành. Anh nói rằng chuyến đi của chúng tôi thực sự quan trọng và có ý nghĩa, bởi mỗi ngày qua đi sẽ chẳng bao giờ trở lại. Chúng tôi sẽ chẳng thể nào quay ngược thời gian để trải nghiệm lại hai tuần sắp diễn ra ở Việt Nam nữa...". Thế là sau những trở ngại tưởng chừng rất khó vượt qua về ngôn ngữ, văn hoá, 12 lữ khách đến từ các nước khác nhau, dưới sự dẫn dắt của Thọ, đã thực sự trở thành những người bạn.
Không riêng gì với Nerys Roach, đoàn khách đ a quốc gia ấy đã bị mê hoặc bởi lòng tự hào về nơi chôn rau cắt rốn, về người cha, vốn là một cựu chiến binh, về đất nước Việt Nam của Thọ. "Anh ấy kể say sưa về những kỷ niệm, kinh nghiệm sống ở cái làng quê nghèo vùng đồng bằng Bắc Bộ ấy. Tình yêu quê hương của anh ta hình như lan truyền cả sang chúng tôi qua những câu chuyện lý thú".
Còn Lyn Scarr đến từ Australia lại nhớ mãi kỷ niệm về một buổi cắt tóc tập thể trong một khách sạn sập sệ ở Hạ Long. Cái khách sạn tồi tàn ở ngay sát cạnh bờ biển trong một ngày mưa bão. Gió và chớp giật như thể muốn hất tung cả mái.
Với những người làm nghề hướng dẫn dù mới vào nghề hay "đầy mình" kinh nghiệm thì mưa bão quả là điều khủng khiếp. "Vỡ" tour như chơi. Trong hoàn cảnh ấy, Th ọ vẫn cố gắng để có được một buổi vui, "thay vì đi du ngoạn ở Vịnh Hạ Long, chúng tôi đã có một buổi tự cắt tóc cho nhau đầy hài hước"!
"Có lần một thành viên của chúng tôi gặp vấn đề rắc rối liên quan đến "chuyện phụ nữ". Thay vì tảng lờ đ i, anh ấy đã quyết tâm "lùng" cho được loại hàng đặc biệt mà nữ du khách cần. Thọ đã lần lượt đi hỏi hàng loạt các cửa hàng bên đường... Sự tận tâm ấy khiến chúng tôi khó lòng mà không yêu thích Thọ và đất nước của anh"- Nerys Roach nhận xét.
Có lẽ chính vì vậy mà những dòng viết vội trên thiệp hay email của du khách đều toát lên sự trìu mến đối với chàng trai Việt Nam này. "Chúng tôi sẽ cảm thấy thực sự khó khăn để hiểu hết về đất nước của các bạn nếu như không có sự hướng dẫn của Thọ".
Không chỉ chinh phục bằng sự tận tâm, khiếu hài hước, "anh ấy thực sự là một hướng dẫn viên hiểu biết, bất kỳ một sự kiện nào cũng có những chi tiết lý thú được bổ sung, dẫn giải thêm". Ví dụ, khi thăm Dinh Thống Nhất ở TP.HCM, đó không chỉ là nơi tổng thống của chế độ cũ sinh sống, làm việc, Thọ còn kể thêm những chuyện đã xảy ra ở phòng phát thanh; tổng thống, vợ và các đồng sự của ông ta ăn uống, sinh hoạt như thế nào... Do vậy, ở bên Thọ, mỗi phút trôi qua du khách đều khám phá ra những điều thú vị.
"Tùy theo sức của mình"
Những ngày nghỉ giữa hai kỳ đi tour của Thọ thật bận rộn. Thời gian dành cho công việc, về quê thăm bố mẹ, gặp gỡ bạn bè và cả cô bạn gái thân thiết. "Nhiều khi bận hơn cả việc đi tour, nhưng vui...".
Biết tin mình có tên trong danh sách 11 người cuối cùng, "Sướng lắm! Mình là hướng dẫn viên Việt Nam đầu tiên đ ược đề cử giải này, không sướng sao được". Niềm tự hào ánh lên trong ánh mắt, hiển hiện trong mỗi chuyện Thọ kể.
Sinh ra ở một làng quê thuần nông vùng đồng bằng bắc bộ (xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), cậu bé Thọ cũng như bao đứa trẻ khác trong làng đều lớn lên trên lưng trâu, từ đồng bãi thơm mát hương phù sa. Bố mẹ đều làm nông nghiệp, phải chắt chiu, dè sẻn c ho con học đại học.
Cái chất quê ấy mỗi khi dẫn đoàn cứ "chảy ra" một cách tự nhiên. Đ ến nỗi có cả đoàn khách còn đòi về thăm nhà Thọ ở Thái Bình. "Thực sự với Thọ đó là một lịch trình bất ngờ, khó quên".
Thọ đến với nghề hướng dẫn viê n rất tình cờ. Khi còn là học sinh phổ thông, cậu ước mơ trở thành một doanh nhân. Hai lần thi đại học ước mơ ấy không thành. Vào ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Thọ được chuyển vào khoa Du lịch. "Có duyên mà đến với nghề, nhưng quả là nghề này cũng đem lại cho Thọ những cuộc gặp gỡ đáng nhớ, có những "thượng đế" đã trở thành bạn, thường xuyên liên lạc và khi có dịp trở lại Việt Nam đều ghé thăm Thọ. Có lẽ cái duyên ấy khiến Thọ thêm yêu và gắn bó hơn với mỗi chuyến đi. Những vất vả của ăn đường, ngủ chợ chẳng có gì đáng kể".
Thọ không phải là người nổi trội, lực học trung bình khá, "một người bình lặng", vậy tại sao lại có sự bứt phá như vậy?
- Lúc sắp ra trường Thọ giật mình vì thấy mình thiếu đủ thứ: kiến thức thực tế, ngoại ngữ… nên đã nhiều lúc trốn học để dẫn khách. Ngay như ngoại ngữ vốn là điểm yếu của hướng dẫn viên, học trong trường không đủ, còn các khóa học bên ngoài không hiệu quả. Chỉ còn cách học từ Tây ba lô. Thọ đ i học nhưng quyết không mất tiền học phí (cười sảng khoái). Đừng tưởng Thọ đi học chui, người ta phải trả tiền cho mình đi học bằng cách dẫn khách, vừa kiếm được tiền lại vừa học được khối thứ. Lúc ấy chỉ là những đoàn đi 2 - 3 ngày với các tour như Hà Nội - Hạ Long - Cát Bà; Hà Nội - Sa Pa… Một thời gian ngắn sau vốn ngoại ngữ lên thấy rõ, thậm chí vốn từ, nhất là các "từ địa phương" được cập nhật liên tục.
Vũ Minh Thọ- Người được đề cử Hướng dẫn viên xuất sắc nhất thế giới
Cái cách chọn nơi thực tập khi chuẩn bị ra trường của Thọ cũng chẳng giống ai. Trong khi mọi người cố gắng cạy cục, nhờ vả để có được một chỗ thực tập trong các công ty lữ hành, khách sạn lớn thì Thọ lại xin vào một công ty rất nhỏ, thậm chí "vô danh" trong ngành. Nhưng đổi lại thay vì bị sai pha trà, rót nước, Thọ được cọ xát với nghề. Những kinh nghiệm quý báu ấy được tiếp tục áp dụng khi ra trường (năm 2003), Thọ đầu quân vào một công ty du lịch rất nhỏ "nhưng vừa với sức mình" (Kim Travel Cafe- chủ yếu bán dịch vụ cho "Tây ba lô"). Đó chỉ bước đi nhỏ trong hành trình lớn của Thọ, tiếp đó là Freeland Guide, rồi đến Buffelo Travel và nay là Intrepid Travel.
Giải thưởng dành cho Hướng dẫn viên xuất sắc nhất thế giới Paul Morrison Guide Award 2006, được thành lập theo sáng kiến của ông Paul Morrison, một thành viên sáng lập tạp chí Wanderlust, chuyên về du lịch mạo hiểm hàng đầu của Ạnh.
Lúc còn sống, Paul đặc biệt đánh giá cao tầm quan trọng của một hướng dẫn viên đối với ngành công nghiệp du lịch. Những hướng dẫn viên có tài chính là người có khả năng dẫn dắt du khách phát hiện ra những điều nhỏ nhặt nhưng có ý nghĩa, họ biết cách kích thích sự đam mê khám phá của du khách, và như vậy, du khách không bao giờ cảm thấy nhàm chán hay đơn điệu khi tham gia tour của họ. Nói một cách khác, họ chính là những "người hùng" của công nghệ du lịch.
Từ 11 hướng dẫn viên cuối cùng của danh sách đề cử, khách du lịch quốc tế sẽ bầu chọn danh hiệu "Hướng dẫn viên giỏi nhất thế giới". Giải thưởng sẽ được công bố vào tháng 8/2006.
Nếu thành công, Thọ có thể nhận được giải thưởng trị giá 5.000 bảng Anh, dành cho việc phát triển các dự án về du lịch ở quê hương hoặc được cấp học bổng du học hay được du lịch miễn phí ở nước ngoài.
Hiện tại, tạp chí Wanderlust vẫn đang nhận phiếu bình bầu của tất cả các du khách đã từng đến Việt Nam và được Thọ hướng dẫn. |
"Mỗi ngày sắp tới sẽ là một ngày vui"
Đó là câu nói đ ầu tiên và cũng là mong muốn mà Vũ Minh Thọ thường nói với du khách mỗi khi bắt đầu cuộc hành trình mới.
Với Thọ thì việc làm cho nhiều người có ấn tượng sâu sắc về Việt Nam, đi mà không quên, thưởng thức đ ược những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời là điều quan trọng nhất. Nhưng việc dẫn khách khó nhất ở chỗ họ đến từ nhiều quốc gia, nhiều nền văn minh khác nhau tạo nên một "hợp chủng quốc" nho nhỏ. Làm thế nào để họ hòa hợp được với nhau trong một chuyến đi dài hàng chục ngày là điều mà hướng dẫn viên nào cũng lo lắng. Quan tâm, săn sóc và đáp ứng yêu cầu của khách là điều tất nhiên nhưng người hướng dẫn phải "nói được và làm được thì khách mới tin".
Thọ luôn tìm cơ hội đ ể khách được trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống địa phương, sau khi đã thăm những danh lam, thắng cảnh. Sau nhiều lần thử nghiệm những "điểm đến" nằm ngoài lịch trình, Thọ nhận thấy du khách rất hào hứng và ấn tượng với những giá trị văn hoá, nếp sinh sống của cộng đồng người Việt. Họ mắt thấy tai nghe, cùng ăn, ngủ, sinh hoạt và làm lụng với người Việt Nam, dù giá tour có cao hơn một chút nhưng thực sự du khách rất thích.
Có lần Thọ đã tổ chức một buổi đánh cá trê n sông cho khách dưới trời mưa tầm tã. Con đường xuống bến dốc đứng, trơn nhẫy nhưng các ông Tây, bà đầm vẫn bặm môi, dò từng bước xuống thuyền. Số cá đánh được hôm ấy vừa nhỏ lại nhiều xương, nhưng với họ đó là một bữa tiệc ngon lành. Họ ăn bằng cả tình yêu, niềm vui hưởng thụ thành quả lao động. Ngay cả Thọ - nhà tổ chức còn thấy đó là "một kỷ niệm quá đẹp, khó thể hình dung nổi".
Hay như lần đưa khách về quê Thái Bình cũng thật đặc biệt. Chính du khách đề nghị dừng chân khi được giới thiệu là sẽ đi qua quê Thọ. Họ thực sự tò mò: "Miền đất ấy có gì khiến anh chàng hướng dẫn viên nói về nó say mê đến vậy? Và cũng thật tình cờ, bố một du khách trong đoàn từng là cựu chiến binh có mặt trong chiến tranh VN. Đứng trước bố Thọ - một thương binh chống Mỹ, anh con trai rất xúc động khi được nhìn thấy bằng xương bằng thịt con người mà xưa kia ở bên kia chiến tuyến với cha mình. Nhưng giờ đây mọi khoảng cách được xoá nhoà. Cuộc chiến đã lùi xa...
Trong suốt buổi trò chuyện, Thọ cứ nhắc đ i nhắc lại mong muốn du lịch nước ta sẽ có thật nhiều homestay để du khách được khám phá ở các góc cạnh: văn hoá, phong tục, những nét sinh hoạt đời thường, văn hoá ẩm thực... đây là những điểm khiến khách rất say mê. Đây cũng là cách giúp người dân địa phương tham gia làm du lịch nâng cao mức sống rất hiệu quả. Và hơn hết, du khách sẽ nhớ Việt Nam mà quay trở lại.
Bây giờ thì tôi hiểu vì sao ông Nguyễn Lo ng, Giám đốc điều hành Intrepid lại chỉ nói rất ngắn về Thọ: "Bằng chính sự say mê công việc và niềm tự hào là người Việt Nam một cách kỳ lạ, Thọ chính là một đại sứ đang ngày đêm cần mẫn tiếp thị hình ảnh đất nước".
Khi hỏi nếu nhận được giải thưởng trị g iá 5.000 bảng Thọ sẽ làm gì? Không một chút ngập ngừng: "Từ giờ đến khi kết thúc bình chọn, Thọ vẫn phải tiếp tục ghi điểm. Nếu được giải, Thọ dự định sẽ dành tiền để học một khoá quản trị kinh doanh và tiếp đó thì vẫn là dành cho du lịch nhưng xin được... bí mật, hai năm tới Thọ sẽ có một bước tiến nữa".
|