1. Đánh giá về kết quả thực hiện và những tác động của các Tiểu Dự án:
A. Tiểu Dự án Mức “A”: “Hiện Đại hoá Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội”
Sau khi thực hiện Tiểu dự án, cơ sở vật chất của Trung tâm TTTV được hiện đại hoá. Tác động căn bản và sâu xa nhất của Tiểu dự án là sự thay đổi về phương thức và công nghệ: các hoạt động tổ chức, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ thông tin – thư viện chuyển từ phương thức thủ công truyền thống sang phương thức tổ chức và quản lý tự động, tin học hoá. Tuy mức đầu tư ban đầu của Tiểu dự án không lớn, nhưng nhờ định hướng đúng đắn, kết hợp với các nguồn kinh phí khác của ĐHQGHN đầu tư cho hệ thống mạng diện rộng VNUnet và cơ sở hạ tầng CNTT, tiểu dự án mức “A” là một cú “huých” dẫn đến những thay đổi căn bản tại Trung tâm TTTV, tạo những tiền đề phù hợp với xu hướng phát triển chung ở trong nước và trên thế giới. Trình độ quản lý, nghiệp vụ và chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm được nâng cao và có những chuyển biến tốt thông qua các hoạt động đào tạo, hội thảo, tham quan khảo sát và quan trọng hơn, do chính những yêu cầu nghiệp vụ đặt ra khi phương thức tổ chức và quản lý thay đổi theo hướng hiện đại hoá và tin học hoá.
- Nguồn thông tin tư liệu chung được bổ sung rất lớn (theo lựa chọn bởi các nhà khoa học, các giáo sư, các nhà quản lý…); cơ sở dữ liệu điện tử được tăng cường vượt bậc và được đưa lên mạng. Sau khi kết thúc dự án toàn thể cán bộ, sinh viên ĐHQGHN có thể tiếp cận và truy cập các nguồn thông tin, CSDL điện tử hoặc tra cứu mục lục sách, báo, các đề tài NCKH, luận văn tốt nghiệp trực tiếp tại các phòng phục vụ của Trung tâm TTTV, hoặc truy cập qua internet.
- Điều cần nhấn mạnh là hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được đầu tư tại Trung tâm TTTV là một nhánh được kết nối và hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống đào tạo qua mạng được đầu tư tiếp thông qua tiểu dự án, mức “C” vòng I, ưu tiên 2. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện dự án GDĐH luôn có sự tác động qua lại, kế thừa lẫn nhau. ĐHQGHN luôn ý thức rõ điều này và luôn quan tâm tới việc đầu tư một cách có hệ thống nhằm kế thừa và phát triển những kết quả đạt được của các giai đoạn đầu tư.
B. Tiểu dự án mức “B”: “Hiện đại hoá một số phòng học và phòng thực nghiệm chuyên ngành, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học”.
Kết quả của tiểu dự án là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ĐHQGHN theo hướng hiện đại hoá, phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên. Khắc phục một bước tình trạng học tập, nghiên cứu trong tình trạng thiết bị thực nghiệm nghèo nàn, lạc hậu. Đồng thời tiểu dự án đã giúp nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng và khai thác thiết bị của đội ngũ cán bộ giảng viên và kỹ thuật viên.
Kết quả đầu tư cụ thể :
- Phòng thí nghiệm ngành Khoa học Trái đất hiện đại với 1 hệ thống tính toán mạnh.
- Phòng thí nghiệm ngành môi trường, thổ nhưỡng với những thiết bị cân, đo và thiết bị phục vụ học tập và nghiên cứu dã ngoại tương đối hiện đại.
- Studio hiện đại phục vụ giảng dạy, nghiên cứu tại khoa báo chí – truyền hình trường ĐHKHXH&VN và 1 studio khác phục vụ đào tạo, nghiên cứu về phương pháp giảng dạy và công nghệ dạy học tại Khoa Sư phạm thuộc ĐHQGHN.
- Phòng học tin học với cấu trúc hiện đại gồm mạng internet với 1 máy chủ và 30 máy tính nối mạng cấu hình mạnh cùng các thiết bị hỗ trợ khác.
- Hệ thống 5 phòng học ngoại ngữ đa phương tiện hiện đại, có thể kết nối internet. Giáo viên có thể trao đổi thông tin với từng nhóm hoặc với từng sinh viên.
- Phòng hội thảo và diễn án tại Khoa Luật.
C. Tiểu Dự án mức “C”:
Tiểu dự án mức “C” ưu tiên 1: “Đầu tư cụm thiết bị hiện đại sử dụng chung tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN”.
Tiểu dự án đã hình thành cụm các thiết bị dùng chung bao gồm một hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên ngành hiện đại và một trung tâm tính toán hiệu năng cao, tạo bước chuyển biến quan trọng trong thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hiện tượng “dạy chay, học chay” đã được khắc phục một cách cơ bản.
Tiểu dự án mức “C” ưu tiên 2: “Hiện đại hoá hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Khoa Công nghệ (nay là trường Đại học Công nghệ), nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN”.
Những thiết bị đã được cung cấp và đưa vào sử dụng tác động tích cực tới các hoạt động chung của trường Đại học Công nghệ và Viện Công nghệ Thông tin , cụ thể là:
- Thúc đẩy việc xây dựng mạng máy tính của Trường ĐHCN với quy mô lớn, đáp ứng một bước quan trọng nhu cầu nghiờn cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ và sinh viên. Thúc đẩy việc chuẩn bị tổ chức quản trị, đảm bảo an ninh, giám sát và điều hành mạng theo hướng chuyên nghiệp.
- Tạo điều kiện vật chất cho việc triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, đào tạo và quản lý.
- Tạo bước bứt phá cơ bản trong giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy, triển khai e-Learning, Biên soạn bài giảng điện tử và vấn đề quản lý điều hành tỏc nghiệp qua mạng mỏy tớnh.
- Thúc đẩy phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo từ xa. Trường ĐHCN đó ký kết văn bản hợp tác về đào tạo qua Internet với Trường ĐH Keio (Nhật Bản), chuẩn bị ký kết văn bản hợp tác nghiên cứu với viện JAIST trên cơ sở triển khai các xemina khoa học trực tuyến qua mạng.
- Các cơ sở dữ liệu và giáo khoa điện tử từ các trường Đại học và các hãng như IBM, SUN, IEEE, … được cung cấp trên mạng đến toàn thể cán bộ và sinh viên trên toàn ĐHQGHN.
2. Những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Tiến độ thực hiện dự án luôn là mối quan tâm và lo lắng lớn nhất của Ban Quản lý Dự án cũng như các đơn vị thụ hưởng trực thuộc ĐHQGHN.
Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án của ĐHQGHN cũng như các trường đại học khác đã được đề cập trong nhiều cuộc hội thảo trước đây do Ban Điều phối Dự án và Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức. Trong phạm vi báo cáo này, ĐHQGHN chỉ nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án.
- Hầu hết tất cả các hợp đồng cung cấp và lắp đặt thiết bị, đều vướng mắc ở chỗ một số thiết bị phải thay đổi xuất xứ, hoặc mẫu mã do điều kiện khách quan, để được chấp nhận nghiệm thu và thanh lý, nhà cung cấp phải mất rất nhiều thời gian mới xuất trình được những văn bản giải trình cần thiết. Điều này phải mất quá nhiều thời gian.
- Thiếu sự sẵn sàng của đơn vị thụ hưởng trong việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để tiếp nhận và triển khai sử dụng, khai thác kết quả đầu tư của tất cả các hạng mục từ dự án.
- Tiến độ giao hàng cùng với việc hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán của các nhà thầu chưa thật khẩn trương nbưng việc thưởng phạt chưa thực hiện nghiêm túc.
- Ngoài ra, còn một lý do nữa ảnh hưởng đến quá trình giải ngân của ĐHQGHN là sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo với các Bộ ngành liên quan trong việc cấp vốn đối ứng Chính phủ cho ĐHQGHN.
Có thể còn một số ý kiến khác nhau, nhưng các tiểu Dự án Giáo dục Đại học đã giúp ĐHQGHN tạo bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hoá cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH để từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
|