1. Chất lượng, hiệu quả hoạt động được nâng lên nhờ những đổi mới quan trọng quản trị đại học dựa vào cách tiếp cận theo sản phẩm đầu ra và liên thông liên kết:
Hoàn thành giai đoạn 1 bộ thủ tục hành chính, xây dựng, ban hành và áp dụng hệ thống văn bản quản lý điều hành dựa vào các sản phẩm đầu ra và nâng cao tự chủ, tự chịu trách nhiệm, liên thông liên kết, hợp tác giữa các đơn vị: Ban hành và áp dụng bộ sản phẩm đầu ra thuộc 14 lĩnh vực hoạt động của ÐHQGHN; Quy chế đào tạo mới, Quy định về hoạt động KHCN, Quy định xây dựng kế hoạch ngân sách và phân bổ ngân sách, xây dựng và phát triển dự án, hướng dẫn thi đua khen thưởng, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra bằng phương pháp CDIO, áp dụng quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh và kỹ năng mềm đối với sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến và chất lượng cao; …
|
|
2. Nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới chuẩn quốc tế và tạo ra những sản phẩm đặc sắc của ÐHQGHN để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của phát triển đất nước nhờ tiếp tục thực hiện thành công mô hình liên thông, liên kết trong toàn ÐHQGHN thông qua việc giảng dạy các môn học chung do một đơn vị đầu mối đảm nhiệm như các môn học Giáo dục quốc phòng an ninh, Giáo dục Thể chất trong toàn ÐHQGHN, môn Lý luận Chính trị, tiếng Anh…; 15 sinh viên học chuyên môn tại các đơn vị đào tạo khác trong ÐHQGHN; mở rộng quy mô đào tạo bằng kép, ngành kép giữa các đơn vị; liên kết thực hiện các chương trình đẳng cấp quốc tế thuộc Nhiệm vụ Chiến lược, Chương trình tiên tiến, PUF, TRIG, Tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên năm thứ nhất thuộc nhiệm vụ chiến lược tại trường ÐH Ngoại ngữ; triển khai đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên các khóa và các hệ đào tạo; tiên phong xây dựng các chương trình và ngành học mới mang tính liên ngành cao, độc đáo (ngành Nhật Bản học, Thạc sĩ Biến đổi khí hậu,...); sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất dùng chung, liên kết xây dựng giáo trình, bài giảng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học trình độ cao.
3. Lần đầu tiên triển khai đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chuẩn quốc tế :
Trong năm học vừa qua, thực hiện nhiệm vụ do Ðảng, Chính phủ giao đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý theo chuẩn quốc tế cho đất nước ( Ðề án 165), ÐHQGHN đã năng động, sáng tạo tổ chức đào tạo thạc sĩ đạt chuẩn quốc tế cho cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước địa phương theo ba chuyên ngành:
-Trường ÐH Kinh tế, ÐHQGHN liên kết với ÐH Uppsala, Thụy Ðiển đào tạo thạc sĩ Quản lý công.
- Trường ÐHKHXH&NV, ÐHQGHN liên kết với ÐH Lund, Thụy Ðiển đào tạo thạc sĩ Quản lý KH&CN.
- Trường ÐH Giáo dục, ÐHQGHN liên kết với ÐH Sư phạm Ðông Bắc Trung Quốc đào tạo thạc sĩ Quản lý xã hội.
Việc tổ chức đào tạo này góp phần phát triển một số chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, đào tạo đội ngũ cán bộ và phát triển điều kiện đảm bảo chất lượng theo chuẩn của đại học đối tác có uy tín.
4. Ðột phá mới trong nghiên cứu KHCN để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội:
Tăng quy mô đề tài KHCN các cấp, dự án KHCN, dự án ÐTCS, dự án hợp tác quốc tế, số lượng bài báo đăng tạp chí quốc tế (169 bài báo trong năm 2009 và 67 bài trong 6 tháng đầu năm 2010 được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế có chỉ số trích dẫn, tăng 28% so với 132 bài của năm 2008), ÐHQGHN tiếp tục dẫn đầu trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu cả nước có số lượng bài báo đăng tạp chí quốc tế uy tín cao nhất; bắt đầu hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, trung tâm nghiên cứu xuất sắc (COE), trong đó có COE ÐHQGHN – Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST).
5. Triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động lớn của ngành, trong đó tập trung vào phát động các phong trào Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.
6. Góp phần xây dựng mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt nam thông qua việc hoàn thiện thêm một bước quan trọng trong cơ cấu tổ chức:
Hoàn thiện hệ thống tổ chức đào tạo của mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực: sắp xếp lại hệ thống đào tạo theo hướng chuyên sâu, phát huy thế mạnh các đơn vị và thúc đẩy liên kết, liên thông; phát triển các đơn vị nghiên cứu mới có tính liên ngành cao, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các đơn vị cũ theo hướng tích hợp, liên ngành...; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển tính liên thông, liên ngành giữa các hệ thống đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ, đáp ứng cao nhu cầu xã hội. Ðã thành lập thêm một số đơn vị mới như: Khoa Y dược, Trung tâm Ðô thị đại học, Trung tâm ứng dụng CNTT, Trường PTTH Chuyên KHTN; Ðổi tên Trung tâm Ðảm bảo chất lượng và Phát triển giáo dục thành Viện Ðảm bảo chất lượng giáo dục.
7. Triển khai mô hình hợp tác "5 nhà”:
Triển khai hiệu quả mô hình hợp tác tích hợp Nhà trường – Cơ quan quản lý nhà nước – Doanh nghiệp – Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khác – Cá nhân các nhà khoa học và lãnh đạo xuất sắc:
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ÐHQGHN với: Bộ TN & MT, Thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Toshiba, UOB,...; Các ÐH danh tiếng thế giới như: ÐH Oxford, Maryland; Các Hiệp hội uy tín trong khu vực và trên thế giới: AUN, ASAIHL,... Các nhà chính trị, học giả danh tiếng thế giới như: Chủ tịch Quốc hội Ucraina GS.VS Volodymir Lytvyn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Michael Gates, GS. Tom Cannon, GS. Susan Schwab, GS. Ngô Bảo Châu, GS. Vincent Barros, Ngài Park Tae Joon, GS. Jean Louis Vernet,...
Có nhiều dự án hợp tác quốc tế được xây dựng và triển khai như đề án Hợp tác với Ðan Mạch, Bỉ, Tây Ban Nha,…
8. Phát triển đội ngũ cán bộ từng bước đạt chuẩn quốc tế theo cách tiếp cận quản trị nguồn nhân lực, ĐHQGHN và hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học khác : Công tác tuyển dụng bám sát yêu cầu và nhiệm vụ của từng đơn vị trên cơ sở mô tả công việc , góp phần phát triển đội ngũ cán bộ trong ÐHQGHN, đặc biệt là cán bộ trẻ có học hàm, học vị cao, có phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học tiên tiến; đã xây dựng được chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy, khoa học hiện có, tạo điều kiện cho cán bộ đầu đàn, đầu ngành có môi trường và phương tiện làm việc tốt hơn; thu hút cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tài năng ngoài ÐHQGHN về công tác bằng nhiều hình thức khác nhau.
9. Công tác Kiểm định chất lượng đi vào nề nếp và nâng tầm quốc tế
ÐHQGHN là đơn vị đi đầu trong hệ thống giáo dục cả trong công tác ÐBCL và Kiểm định Giáo dục với việc Ban hành bộ tiêu chí KÐCL ÐHQGHN trên cơ sở tích hợp tính ưu việt của bộ kiểm định các đại học tiên tiến trên thế giới, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và thực trạng của giáo dục đại học trong nước cũng như mô hình đào tạo độc đáo của ÐHQGHN; ÐHQGHN cũng tiên phong kiểm định các đơn vị đào tạo và chương trình đào tạo. Mặt khác, ÐHQGHN không ngừng nâng cao vị thế bằng việc tham gia những mạng lưới, tổ chức kiểm định uy tín trong khu vực và trên thế giới; Chất lượng đào tạo của ÐHQGHN được các tổ chức KÐCL quốc tế đánh giá cao, trong đó có các chương trình đào tạo chất lượng cao được AUN công nhận.
|