Đào tạo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Đào tạo  >  
ĐHQGHN tổ chức hội nghị tổng kết các chương trình đào tạo thí điểm
Ngày 18/4/2014, ĐHQGHN đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá các chương trình đào tạo thí điểm.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo ban Đào tạo và đại diện lãnh đạo các ban chức năng, đại diện lãnh đạo các đơn vị đào tạo, các phòng quản lý đào tạo, ban chủ nhiệm các khoa có đào tạo chương rình thí điểm, đại diện một số nhà tuyển dụng. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự tham dự của PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, chủ trì Hội nghị.
Hội nghị đã nghe báo cáo tổng kết các chương trình đào tạo thí điểm của ĐHQGHN do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trình bày, và tham luận của các đơn vị đào tạo.
ĐHQGHN đã triển khai đào tạo thí điểm 4 chương trình thí điểm bậc đại học, 18 chuyên ngành thí điểm bậc thạc sỹ và 3 chương trình thí điểm đào tạo tiến sỹ. Đến nay, 3 chương trình đại học, 2 chương trình thạc sỹ và 1 chương trình tiến sỹ đã được đưa vào danh mục đào tạo của Nhà nước. Tuyệt đại đa số các chương trình triển khai có kết quả đào tạo tốt, được xã hội và nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Cá biệt có chương trình đào tạo như chương trình thạc s và tiến s Vật liệu và linh kiện nano có chất lượng đào tạo rất tốt: các học viên, NCS trong quá trình đào tạo đều có công trình công bố tại các hội nghị khoa học chuyên ngành, các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế, đạt trung bình khoảng 1.5 công bố/học viên. Số bài báo khoa học công bố trước khi bảo vệ luận án của NCS đạt từ 6 bài trở lên, đặc biệt, trong đó mỗi NCS đều có ít nhất 2 bài được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc hệ thống tạp chí ISI.
Hội nghị nhất trí cao đánh giá việc tổ chức đào tạo các ngành/chuyên ngành thí điểm ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trong những năm qua phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với sứ mệnh, đặc thù và thế mạnh của ĐHQGHN. Việc xây dựng những chương trình đào tạo mới, đặc biệt là các chương trình mang tính liên ngành, liên lĩnh vực và hiện đại, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao ở những lĩnh vực mới phát sinh donhững kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế, sự vận động biến đổi của tự nhiên và sự phát triển của kinh tế, xã hội. Việc mở các ngành, chuyên ngành mới được xây dựng công phu, tuân thủ chặt chẽ và nghiêm túc theo đúng các quy định về mở ngành, chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của ĐHQGHN và các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giảng viên.
Phát biểu tại hội nghị, các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao vai trò tiên phong của ĐHQGHN trong việc mở những ngành, chuyên ngành mới và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại ĐHQGHN. Đồng chí Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ đại học ghi nhận và đánh giá cao những thành quả mà ĐHQGHN đã thu được trong việc triển khai các chương trình mới, thí điểm trong thời gian qua, đồng thời ghi nhận những kiến nghị của ĐHQGHN để xem xét tiếp tục đưa những ngành, chuyên ngành thí điểm của ĐHQGHN vào danh mục các ngành, chuyên ngành của Nhà nước.
Mới đây, ĐHQGHN đã công bố quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo đến 2020. Theo đó. đến năm 2020 danh mục các ngành , chuyên ngành đào tạo thí điểm của ĐHQGHN sẽ có thêm 9 ngành đào tạo đại học, 32 chuyên ngành thạc sỹ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.
Phụ lục 1. Tổng hợp số lượng ngành, chuyên ngành đào tạo của ĐHQGHN

STT
Đơn vị đào tạo
Số ngành, chuyên ngành đào tạo
Đại học
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Tổng
1
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
22
45
51
118
2
Trường ĐH Khoa học XH và NV
21
30
27
78
3
Trường ĐH Ngoại ngữ
14
10
8
32
4
Trường ĐH Công nghệ
8
9
8
25
5
Trường ĐH Kinh tế
6
6
3
15
6
Trường ĐH Giáo dục
7
9
2
18
7
Khoa Luật
2
7
4
13
8
Khoa Y dược
2
0
0
2
9
Khoa Quốc tế
2
0
0
2
10
Khoa Sau đại học
0
2
0
2
11
Khoa Quản trị Kinh doanh
0
2
0
2
12
Viện VNH&KHPT
0
0
1
1
13
Viện Tin học Pháp ngữ
0
0
0
0
 
Tổng
84
120
104
308

Phụ lục 2. Danh mục các ngành, chuyên ngành do ĐHQGHN mở mới thí điểm đã được bổ sung vào Danh mục của Nhà nước

STT
Tên ngành/chuyên ngành
Trình độ
Được bổ sung tại Thông tư
1.         
Hóa dược
Đại học
Số 32/2013/TT-BGDĐT ngày 05/ 8/2013
2.         
Kinh tế phát triển
Đại học
Số 14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010
3.         
Luật kinh doanh
Đại học
Số 14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010
4.         
Ngôn ngữ Nhật
Thạc sĩ
Số 33/2013/TT-BGDĐT ngày 05/8/2013
5.         
Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Thạc sĩ
Số 33/2013/TT-BGDĐT ngày 05/8/2013
6.         
Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Tiến sĩ
Số 33/2013/TT-BGDĐT ngày 05/8/2013

Phụ lục 3. Danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm của ĐHQGHN
I. Trình độ đại học

STT
Tên ngành
Ghi chú
I
Khoa Quốc tế
 
1
Kế toán, phân tích và kiểm toán
 

II. Trình độ thạc sĩ

STT
Tên chuyên ngành
Ghi chú
I
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
 
2
Quản lí chất thải và xử lí vùng ô nhiễm
Đã dừng tuyển sinh
II
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
 
3
Khoa học quản lí
 
4
Du lịch học
 
III
Trường Đại học Công nghệ
 
5
Công nghệ nano sinh học
 
6
Vật liệu và linh kiện nano
 
IV
Trường Đại học Kinh tế
 
7
Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp
 
V
Trường Đại học Giáo dục
 
8
Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
 
VI
Trường Đại học Ngoại ngữ
 
9
Ngôn ngữ Đức
 
VII
Khoa Luật
 
10
Pháp luật về quyền con người
 
11
Luật biển – quản lí biển
Đã dừng tuyển sinh
VIII
Khoa Sau đại học
 
12
Biến đổi khí hậu
 
13
Khoa học bền vững
 
IX
Khoa Quản trị Kinh doanh
 
14
Quản trị an ninh phi truyền thống
 
X
Viện Công nghệ Thông tin
 
15
Quản lí hệ thống thông tin
Chuyển về Trường ĐHCN từ năm 2014
XI
Viện Tin học Pháp ngữ
 
16
Hệ thống thông minh và đa phương tiện
 
XII
TT Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
 
17
Môi trường và phát triển bền vững
Chuyển về Trường ĐHKHTN từ năm 2014

III. Trình độ tiến sĩ

STT
Tên chuyên ngành
Ghi chú
I
Trường Đại học Công nghệ
 
1
Vật liệu và linh kiện nano
 
II
TT Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
 
2
Môi trường và phát triển bền vững
Chuyển về Trường ĐHKHTN từ năm 2014

 





 PV - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :