Mục tiêu của Hội thảo Các vấn đề đương đại trong phát triển bền vững 2021 (Contemporary Issues in Sustainable Development 2021) là tạo ra mạng lưới giữa các nhà nghiên cứu, học giả, chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực phát triển bền vững, nhằm tạo ra diễn đàn - hội nghị thường niên để chia sẻ kết quả nghiên cứu và xem xét các vấn đề mới nhất về phát triển bền vững, cũng như xây dựng sự đồng thuận giữa các cộng đồng hướng tới một tương lai bền vững của con người. Dự và phát biểu trực tuyến, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn cho biết, trong những năm gần đây, “Phát triển bền vững” (sustainable development - SD) được nhiều tổ chức, quốc gia coi đó như một mô hình phát triển trong những năm gần đây. Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn tin rằng, CISD2021 tạo ra một diễn đàn có giá trị cho tất cả các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia tại Việt Nam và quốc tế để thảo luận về các khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững. Ông mong rằng Hội thảo sẽ tạo ra một nền tảng đa ngành để trao đổi học thuật và nghiên cứu cũng như tạo cơ hội quý báu để thúc đẩy sự hợp tác tích cực giữa các nhà nghiên cứu, học giả trong ĐHQGHN và với các nhà khoa học quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia Nhật Bản. GS. Furuta Motoo - Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật phát biểu tại Hội thảo GS. Furuta Motoo – Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật chia sẻ, đây là một sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Việt Nhật với các đối tác nhằm tạo động lực và nền tảng trao đổi khoa học và công nghệ đa ngành giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông Furuta Motoo tin rằng, các diễn giả, nhà khoa học sẽ đưa ra những ý tưởng hấp dẫn và mang tính xây dựng với nhiều hy vọng như là giải pháp dựa trên thiên nhiên kết hợp với công nghệ cũng như sự tích hợp và sức mạnh tổng hợp giữa các chính sách và các hành động cụ thể của các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp để hướng tới phát triển bền vững. GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV phát biểu tại Phiên khai mạc, nhấn mạnh, Nhà trường luôn coi việc góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp Quốc là một trong những ưu tiên trong chiến lược phát triển, nâng cao xếp hạng Phiên toàn thể buổi sáng 7 tháng 12 diễn ra dưới sư chủ trì của GS Jun Nakajima, Viện trưởng Viện Phát triển bền vững, Trường ĐH Việt Nhật và TS Nguyễn Hoàng Oanh - Phó hiệu trưởng Nhà trường. Trong bài trình bày đầu tiên của phiên toàn thể "Năng lượng cho sự phát triển bền vững trong kỷ Nhân sinh", GS. Kensuke Fukushi, Đại học Tokyo đã chỉ ra hạn chế của nhiên liệu hóa thạch và lợi thế của năng lượng tái tạo. Ông cho rằng cần phải phát triển nhiều công nghệ khác nhau để tăng tốc triển khai năng lượng tái tạo. Một nghiên cứu điển hình rất thu hút và được nghiên cứu chính xác ở Nhật Bản đã được đưa ra để tạo ra một kịch bản về “hòn đảo không phụ thuộc vào năng lượng” bởi năng lượng tái tạo thúc đẩy các cơ hội kinh doanh mới. Qua tham luận "Tích hợp Giảm nhẹ và Thích ứng hướng tới Phát triển Thích ứng với Khí hậu", GS Mimura từ ĐH Ibaraki khẳng định cả giảm nhẹ và thích ứng đều quan trọng đối với các biện pháp về biến đổi khí hậu. Hơn thế nữa, sự tích hợp của chúng sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn cho việc thiết lập một mô hình phát triển mới "Phát triển thích ứng với khí hậu". Ông bắt đầu với những kiến thức mới nhất của ICPP cũng như giới thiệu giải Nobel Vật lý 2021 của Tiến sĩ Shukuro Manabe. Ông đã chỉ ra hai trụ cột của các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu là giảm thiểu và thích ứng, sự tích hợp của hai điều này và tầm quan trọng của xã hội thích ứng với khí hậu trong thế giới bền vững. GS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc CT thạc sỹ Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Trường ĐH Việt Nhật đã chỉ ra ra tầm quan trọng của các thách thức đối với việc xây dựng xã hội có khả năng chống chịu và carbon thấp (LCRS) đi kèm với ứng phó với biến đổi khí hậu (CCR) và phát triển bền vững (SD) với tham luận về “Xây dựng Xã hội có khả năng chống chịu và Carbon thấp để Ứng phó với biến đổi khí hậu tốt hơn và Phát triển bền vững”. Cùng với việc trình bày các cơ hội xây dựng LCRS bằng cách giới thiệu các tiến trình thú vị như tư duy tuần hoàn, cân bằng và hài hòa các lĩnh vực xã hội, sinh học và công nghệ..., GS. Mai Trọng Nhuận đã giải thích hiệu quả của việc tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa ba trụ cột là EP (bảo vệ môi trường), CCR và SD đã được ghi nhận trong chính sách và pháp luật Việt Nam. Mở đầu phiên buổi chiều ngày 7 tháng 12, là bài trình bày về chủ đề “Phát triển Quỹ Đầu tư Xanh - Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý chính sách cho Việt Nam” của ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Bài tham luận của Ông Nguyễn Hải Nam đã nhân mạnh đến vai trò của hệ thống tài chính xanh, ngân hàng xanh và các quỹ đầu tư xanh trong thức đẩy đầu tư xanh và kinh tế xanh ở Việt nam, cũng như cam kết mạnh mẽ từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Chính phủ vả Quốc hội Việt nam về phát triến bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp theo là bài trình bày về “Những kinh nghiệm về kiểm toán việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” của TS. Vũ Văn Họa, Phó Tổng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Trong bài trình bày, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước đặc biệt nhấn mạnh về các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của KTNN Việt Nam, trong đó giải pháp Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế cả song phương, đa phương và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm phát triển các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán mới được nhấn mạnh để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tại phiên cuối, GS.TS. Lê Ngọc Hùng, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN, đã trình bày những vấn đề về “Giáo dục ở Việt Nam: những vấn đề thực tiễn và chính sách đổi mới”. Sau khi phân tích những hạn chế trong hệ thống giáo dục Việt Nam được đề cập, GS Hùng đã chỉ ra sự bất bình đẳng về cơ hội giáo dục và số dân lao động không có trình độ và học vấn cao hơn. Diễn giả đã đề xuất các khuyến nghị cần cân bằng giữa sự quan tâm và việc đầu tư vào chất lượng giáo dục, sự bất bình đẳng về cơ hội giáo dục nên được ưu tiên trong chương trình nghị sự cải cách chính sách giáo dục, cần phải mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục đại học và cải cách một cách cơ bản và toàn diện để không ai bị bỏ lại phía sau. Ngày thứ 2 của Hội thảo, đã diễn ra 11 phiên song song trực tuyến trên nền tảng zoom, tại đầu cầu VJU và USSH, hơn 80 tác giả trong nước và nước ngoài đã trình bày các kết quả nghiên cứu có chất lượng tại các phiên song song với sự chủ trì của các nhà khoa học đến từ các đơn vị của ĐHQGHN như Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Kinh tế, Trường Quốc tế, Trường ĐH Việt Nhật, Trường ĐH Y Dược; và Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Chủ đề của các phiên song song tập trung vào: Khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển bền vững, Kế toán phát triển bền vững và kiểm toán môi trường, Tài chính & ngân hàng xanh, Tăng trưởng xanh và Kinh tế tuần hoàn, Chính sách nguồn nhân lực và Chiến lược phát triển bền vững, Quản lý và Kỹ thuật môi trường, Giảm thiểu và Thích ứng với biến đổi khí hậu, Nông nghiệp bền vững và an toàn thực phẩm, Vật liệu bền vững và chế biến xanh để chuyển đổi năng lượng, Khoa học y tế và chăm sóc sức khỏe, Các khuynh hướng bền vững trong ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Hội thảo là một diễn đàn khoa học, kết nối các nhà khoa học với các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, đóng góp quan trong vào thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. |