TS. Trịnh Văn Tín, Viện phó Viện Cơ học: Trước năm 1979, mới chỉ có Phòng Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt
Do có người lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng nên Viện Cơ học hiện là một trong số ít đơn vị trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Giáo sư Đạo thường xuyên đưa các nhà khoa học cơ học nổi tiếng thế giới của Nga, Đức... về viện làm việc để nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên. Không những say mê nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, bác Đạo còn luôn quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên. Thấy nhân viên thiếu chỗ ở, bác xin những ao đầm, rồi cấp cho nhân viên. Đến nay, nhiều người có được nhà riêng là nhờ sự quan tâm của bác.
Bác Đạo là người rất cẩn thận. Những văn bản do văn thư trình lên đều bị bác "soi" từng li từng tí, từ dấu chấm, dấu phẩy cho đến chữ viết hoa... Bản thân tôi, sau hơn chục năm làm trợ lý cho bác, đến nay vẫn cảm thấy rằng mình khó theo kịp bác về độ say mê trong nghiên cứu khoa học. Đến lúc ra đi vẫn còn nhiều công trình và dự định dang dở...
![]() |
GS. Trần Hồng Quân. |
GS. Nguyễn Văn Đạo vừa là thày, vừa là bạn của tôi. Thời sinh viên tôi từng học thày Đạo. Thày dạy Cơ lý thuyết, và tôi là cán sự lớp ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau này, chúng tôi công tác cùng nhau một thời gian khá dài nên tình cảm cũng khá thân thiết. Gần đây, tôi và anh Đạo thường xuyên trao đổi các vấn đề về giáo dục. Ở tuổi 70 nhưng anh vẫn nhiệt huyết, tràn ngập ý tưởng lớn.
Khi thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, với cương vị là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi đích thân đến nhà mời anh Đạo làm Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Lúc đó trọng trách Giám đốc rất lớn bởi khái niệm Đại học Quốc gia vẫn còn khá mới và nhiệm vụ thì nặng nề. Không chỉ là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đầu tiên mà anh Đạo còn là người rất có tâm huyết đối với ngành giáo dục.
Bà Bùi Hồng Lâm, Ban Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội: GS. Nguyễn Văn Đạo như một người thày đáng kính mà tôi có cơ hội được gần gũi.
![]() |
Trong trái tim của những đồng nghiệp còn mãi hình ảnh của Giáo sư |
Các nhà khoa học thường say mê công việc nhưng quên ăn, quên ngủ như bác Đạo thì tôi ít gặp. Sự say mê, nhiệt tình với công việc của bác khiến chúng tôi hồi đó bị cuốn theo. Tôi còn nhớ, hồi đó, có một đợt xin tài trợ của nước ngoài nhưng hồ sơ của trường chưa đạt. Vậy là bác cháu thức suốt đêm để làm hồ sơ, để kịp nộp Chính phủ. Chúng tôi vẫn nhớ mãi lời khuyên của bác: "Đừng để thời gian chết, tâm sự cũng tốt nhưng sẽ tốt hơn nếu dành thời gian để nghiên cứu".
Những năm gần đây, mỗi lần có nhuận bút bác lại rủ hội trẻ chúng tôi đi liên hoan. Hai ngày trước khi bị tai nạn, bác Đạo còn ngồi với chúng tôi tại quán quen thuộc trên đường Tô Ngọc Vân (Hà Nội). Bác Đạo là người không thích chụp ảnh, nhưng tự nhiên hôm ấy lại yêu cầu mọi người chụp ảnh cùng để làm kỷ niệm. Tối 9/12, khi nghe điện thoại của chị đồng nghiệp báo tin bác mất, tôi đã nghẹn lại. Không đi nổi xe máy, chúng tôi đã phải gọi taxi đưa vào bệnh viện.
![]() |
PGS. Trần Xuân Nhĩ |
Lần cuối chúng tôi gặp nhau là ngày 19/11 trong buổi gặp mặt nhân ngày Nhà giáo Việt
![]() |
GS. Phạm Phụ |
Kỷ niệm lớn nhất và đầu tiên khi mới ra trường là tôi và anh Đạo cùng dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh Đạo là lứa đàn anh nên dù không trực tiếp nhưng cũng gián tiếp chỉ dạy cho tôi. Tôi luôn coi anh là một người thày. Gần đây, chúng tôi liên hệ với nhau thường xuyên, tôi hay viết về giáo dục nên mỗi khi viết xong thường gửi để anh Đạo đọc, nhận xét.