Khách mời:
- PGS-TS Phạm Trọng Quát, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh Đại học 2011
- TS Vũ Viết Bình, Phó Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội
- TSKH Nguyễn Trọng Do, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- PGS-TS Vũ Ngọc Tú, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Kim Sơn- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV
- TS Đoàn Văn Vệ- Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học KHTN
- ThS. Nguyễn Thị Thư- Phó trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế
- ThS. Trần Hữu Hoan - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Giáo dục.
- ThS. Nguyễn Song Bình - Phó Giám đốc Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Griggs (Hoa Kỳ)
- Ông Đỗ Thanh Duy, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục-Đào tạo)
- PGS.TS Phạm Trọng Quát – Phó Giám đốc ĐHQGHN có thể nhấn mạnh đến những thành tựu nổi bật của ĐHQGHN? - (Tuyết Lê , 18 tuổi, Nữ , tuyetlenguyen@gmail.com)
PGS.TS Phạm Trọng Quát: Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định 97/CP, ngày 10/12/1993, được xây dựng, phát triển trên nền tảng và kế thừa truyền thống hơn 100 năm từ các trường đại học nổi tiếng như Đại học Đông Dương (thành lập năm 1906), Đại học Quốc gia Việt Nam (năm 1945) và Trường ĐH Tổng hợp, Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội sau này. Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, trong sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự quản lý nhà nước, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, của đội ngũ các các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ, học viên, sinh viên, ĐHQGHN đã vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt những thành tựu có ý nghĩa nền tảng đối với quá trình xây dựng mô hình đại học mới, mô hình đại học tiên tiến - trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hỏi: Năm nay, Trường ĐH KHXH&NV có 10 ngành tuyển khối A. Vậy em muốn hỏi là nhà trường sẽ lấy bao nhiêu phần trăm thí sinh khối A cho mỗi ngành học? Nếu em thi khối A, thì ở Mục 2: Tên Trường ĐKDT em sẽ ghi thế nào? - (Huy Kham, 17 tuổi, Nam, Ninh Bình)
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (Ảnh bên phải): Khi xác định chỉ tiêu cho từng ngành thì chúng tôi chỉ xác định tổng số, bao gồm tất cả các khối tuyển. Ví dụ: ngành Du lịch học dự kiến sẽ tuyển 90 người gồm cả khối A,C,D. Việc lấy bao nhiêu người thuộc khối nào còn lệ thuộc vào tình hình đăng ký và số điểm của từng khối. Tuy nhiên, nếu bạn thi khối A thì cơ hội trúng tuyển rất cao. Như năm 2010, tất cả học sinh thi khối A có điểm thi đại học từ 17 trở lên đều đã trúng tuyển vào các ngành của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Nếu bạn thi khối A vào Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN thì đương nhiên mục tên trường ĐKDT bạn phải ghi: Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Nhưng hồ sơ thì phải chuyển về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN - đơn vị chịu trách nhiệm tuyển sinh khối A cho toàn ĐHQGHN.
- Em đang băn khoăn giữa dự định thi vào ngành Báo chí và ngành Khoa học quản lý hệ chất lượng cao vì em đều thích cả 2 ngành này. Bây giờ em đăng ký thi vào ngành Báo chí và trúng tuyển thì em có cơ hội học ngành Khoa học quản lý hệ chất lượng cao không ạ? Em cảm ơn Thầy! - (Phạm Văn Min, 19 tuổi, Nam , Nghệ An)
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Khi bạn đăng ký thi vào ngành Báo chí và đã thi đỗ, sau khi vào Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, bạn vẫn có cơ hội học ngành Khoa học Quản lý chất lượng cao. Bởi vì các ngành đào tạo chất lượng cao của Trường tuyển từ tất cả các thí sinh trúng tuyển vào Trường không kể ngành nào. Các điều kiện cụ thể sẽ được thông báo cho sinh viên ngay sau khi sinh viên nhập trường. Mức điểm để được dự xét tuyển vào các lớp chất lượng cao thông thường cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển từ 2-3 điểm trở lên.
- Qua tìm hiểu em thấy học phí của Khoa Quốc tế khác so với các trường Đại học khác. Cho em hỏi Khoa Quốc tế có chính sách giúp đỡ sinh viên thi đại học có kết quả cao không ạ? - (Tín Lê, 18 tuổi, Nam , Tuyên Quang)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú(Ảnh bên phải): Hàng năm, để đào tạo nhân tài và khuyến khích sinh viên học tập và rèn luyện, khoa Quốc tế cấp nhiều học bổng cho sinh viên đang học tại khoa. Tổng giá trị quỹ học bổng năm học 2011-2012 của Khoa Quốc tê lên tới 4 tỷ đồng, hàng năm từ 10-15% tổng số sinh viên được nhận các mức học bổng khác nhau. Quỹ học bổng này nhằm khuyến khích phong trào học tập và rèn luyện tốt của sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho các em có cơ hội theo học các chương trình giáo dục chuẩn quốc tế.
Hàng năm Khoa Quốc tế đều có chính sách học bổng dài hạn dành cho sinh viên mới nhập học cấp trong toàn bộ thời gian học tập tại Khoa. Các em học sinh thi đại học đạt điểm thi từ 23 điểm các khối A, B, D (không nhân hệ số) trở lên đều có cơ hội nhận được các suất học bổng của Khoa. Học bổng đối với sinh viên mới nhập học có giá trị từ 10 triệu đồng/1 năm học đến học bổng cao nhất là miễn 100% học phí của toàn bộ chương trình và cấp thêm sinh hoạt phí 10 triệu/1 năm. Chi tiết về giá trị và điều kiện của các chương trình học bổng em có thể tìm hiểu thêm trên website của Khoa Quốc tế www.khoaquocte.vn.
- Em tốt nghiệp cấp III tại Liên bang Nga, vì điều kiện em và gia đình đã trở về Việt Nam. Em được biết điều kiện để vào chương trình cử nhân Kế toán, Phân tích và Kiểm toán do ĐHQGHN cấp bằng phải đạt điểm sàn do Bộ GD&ĐT VN qui định. Như vậy em có thể theo học chương trình này không ạ? - (Đức Tín, 18 tuổi, Nam, Phú Thọ)
TS. Trần Anh Hào (Ảnh bên phải): Nếu như em có bằng tú tài của LB Nga thì em không phải tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học của Việt Nam, mà em sẽ được đăng ký dự tuyển vào Khoa Quốc tế, theo qui định của ĐHQG Hà Nội về tuyển sinh đối với người nước ngoài. Điều kiện tuyển sinh bao gồm: Tốt nghiệp THPT đạt loại khá trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ sức khoẻ; và đạt yêu cầu trong kỳ thi tiếng Nga và Toán do Khoa Quốc tế tổ chức.
Em đã học tiếng Trung tại cấp III và rất muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Trung. Em được biết Khoa Quốc tế hiện tại có các chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học của Trung Quốc , em có thể học một thời gian tại Việt Nam và sau đó sang Trung Quốc học tiếp các năm còn lại. Xin hỏi thầy thông tin này có đúng không ạ? - (Thu Hải, 18 tuổi, Nam , Yên Phong)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú: Hiện tại Khoa Quốc tế có các chương trình liên kết với 8 trường ĐH của Trung Quốc về các chuyên ngành Kinh tế-Tài chính-Tiền tệ, Trung-Y-Dược, Công nghệ, Giao thông…và đặc biệt là chuyên ngành Hán ngữ.
Năm đầu tiên em học tại Khoa Quốc tế, 3 năm còn lại chuyển tiếp sang ĐHSP Nam Kinh hoặc ĐHSP Quảng Tây và lấy bằng tại đây theo mô hình liên kết 1+3 hoặc 2+2 tùy thuộc vào điều kiện cũng như nguyện vọng của mình.
- Thưa thầy, bố em là người Kinh, mẹ em là người Thái. Gia đình em hiện sinh sống ở miền núi nhưng em lại mang dân tộc của bố. Vậy em có được cộng điểm ưu tiên không? Nếu được em được cộng bao nhiêu điểm Có người bảo phải làm lại giấy khai sinh theo dân tộc của mẹ mới được đúng không ạ? - (Nguyễn Thị Hương, 20 tuổi, Nữ , nguyenhuong2324@yahoo.com)
Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy định của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, thí sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số sẽ được hưởng ưu tiên đối tượng và được cộng thêm 2 điểm.
- Hiện tại em đang học năm thứ 2 của một trường ĐH học khác, em muốn hỏi là nếu muốn chuyển tiếp sang học ĐH Griggs ở Việt Nam thì có được không ạ? - (Phạm Thùy Dung, 20 tuổi, Nữ , Hà Nội)
ThS. Nguyễn Song Bình: Việc chuyển tiếp và học tại Đại học Griggs về nguyên tắc là có thể. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc vào năng lực của bạn về học tập và ngoại ngữ. Hội đồng tuyển sinh của Trường Griggs sẽ xét từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp được chấp thuận thì số tín chỉ được chuyển tiếp sẽ phụ thuộc vào chi tiết các môn em đã học và tính phù hợp với chương trình đào tạo. Có hạn chế về số lượng tín chỉ được chuyển tiếp. Em có thể liên hệ mang bảng điểm của mình đến phòng tuyển sinh của Chương trình để được tư vấn cụ thể. Bạn có thể xem thêm chi tiết tại website của Chương trình: www.griggs.edu.vn
- Các bác ơi, học trung cấp xong có liên thông lên ĐH được không ạ, hay cứ nhất thiết phải qua cao đẳng? - (Ngọc Hà , 18 tuổi, Nữ , trinhngocha34@gmail.com)
Ông Đỗ Thanh Duy (Ảnh bên trái): Hiện nay, theo quyết định của Bộ GD-ĐT có liên thông từ trung cấp lên cao đẳng; từ cao đẳng lên đại học và từ trung cấp lên đại học. Tuy nhiên, việc liên thông từ trung cấp lên đại học có kết quả học tập từ loại Khá trở lên.
- Thưa ông, tôi có con trai đang học lớp 12, sức học của cháu vào loại khá (khối A). Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, cháu không dám thi đại học mà xin đi học nghề, cháu nói nếu có học đại học ra trường cũng không có tiền xin việc? Vậy tôi muốn xin ông tư vấn cho gia đình tôi để cháu thi vào trường đại học nào sau này ra trường không phải xin việc? - (Nguyễn Thành, 54 tuổi, Nam , nguyenthanh123@yahoo.com)
Ông Đỗ Thanh Duy: Giữa đào tạo và sử dụng người lao động là 2 việc khác nhau. Các cơ quan hoặc đơn vị sử dụng lao động bao giờ trước khi nhận vào làm việc thì cũng phải kiểm tra năng lực của người học. Vì vậy, học một ngành nghề nào cũng phải kiểm tra năng lực trước khi được nhận vào làm việc. Do vậy, trong quá trình học tập em phải có kết quả học tập tốt và có kỹ năng làm việc phù hợp với công việc mà mình có nguyện vọng vào làm.
- Em đang muốn thi vào Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Xin các thày cho biết, điểm khác biệt của Khoa Quốc tế của ĐHQG Hà Nội với Khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Ngoại giao? Em cảm ơn thày! - (Minh Lan, 16 tuổi, Nam, Nghe An)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú: Khoa Quốc tế là một cơ sở đào tạo trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với nhiệm vụ làm đầu mối hợp tác quốc tế về đào tạo với các trường Đại học có uy tín ở nước ngoài để triển khai các chương trình đào tạo liên kết bậc đại học và sau đại học. Tất cả các chương trình đào tạo (quản trị kinh doanh, kế toán, phân tích và kiểm toán, kinh doanh quốc tế, nha khoa…) của khoa đều được giảng dạy và học tập bằng ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung). Tham gia giảng dạy là các giảng viên có uy tín của các trường đại học đối tác nước ngoài (chiếm 25-70% thời lượng giảng dạy) và các giảng viên cơ hữu của khoa, của các đơn vị đào tạo trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bằng tốt nghiệp các chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc các trường đại học đối tác nước ngoài cấp. Sinh viên có thể học toàn phần tại khoa hoặc chuyển tiếp sang các đại học đối tác nước ngoài theo mô hình 1+3, 2+2 hoặc 3+1.
Hiện nay, Khoa Quốc tế có khoảng gần 2000 sinh viên, trong đó có hơn 100 sinh viên nước ngoài và 400 sinh viên đã chuyển sang học tại các trường đại học đối tác nước ngoài.
Khoa hiện có hơn 100 cán bộ, giảng viên, trong đó có 1 GS-TSKH, 3 PGS, 9 TS, 34 ThS. Hàng năm, Khoa mời gần 200 giảng viên thỉnh giảng trong và ngoài nước.
- Cháu nghe nói, Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ vẫn duy trì tuyển thẳng đối với thí sinh đoạt các giải trong kỳ thi quốc gia, quốc tế. Liệu năm nay đã thực hiện chưa? - (Minh Tuấn, 18 tuổi, Nam , minhtuan2324@yahoo.com)
* Ông Đỗ Thanh Duy: Ngày 16/3/2011, Bộ GD-ĐT đã ký văn bản gửi các trường ĐH, CĐ và các Sở GD-ĐT hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2011. Theo đó, đối tượng được tuyển thẳng là những thí sinh trong đội tuyển Olympic quốc tế.
- Em có nghe bạn em nói về Trường Griggs tại Việt Nam. Anh/chị có thể giới thiệu sơ qua về trường cho em biết được không ạ? - (Phạm Đức Mạnh, 20 tuổi, Nam , Hà Nội)

ThS. Nguyễn Song Bình - Phó Giám đốc Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Griggs (Hoa Kỳ): Đại học Griggs (Hoa Kỳ) được thành lập hơn 100 năm. Chất lượng đào tạo của Trường được kiểm định ở cấp quốc gia bởi tổ chức DETC thuộc Hội đồng thẩm định giáo dục bậc cao - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ. Đại học Griggs liên kết, liên thông với 106 đại học trên thế giới. Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh (bậc cử nhân và thạc sỹ) được ĐHQGHN kiểm định, cấp phép theo đúng thẩm quyền và triển khai theo đúng quy định của ĐHQGHN, Bộ Giáo dục và Đào tạo và luật pháp hiện hành. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến mang tính quốc tế và ứng dụng thực tiễn cao với chương trình học; học liệu, đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn của Đại học Griggs đã giúp Chương trình được các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là thị trường nhân lực cao cấp đánh giá cao. Hiện có hàng trăm sinh viên va học viên là nhân sự cao cấp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực công tác trong xã hội đã và đang theo học tại các chương trình đào tạo của Đại học Griggs tại Hà Nội, Vinh, Tp Hồ Chí Minh.
- Em xin hỏi, mọi năm, khoa Quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội lấy bao nhiêu điểm? - (Hoàng Ngọc Trung , 18 tuổi, Nam , ngoctrunganh@yahoo.com)
PGS -TS Vũ Ngọc Tú: Khoa Quốc tế - ĐHQG Hà Nội không tổ chức thi tuyển sinh mà xét tuyển. Điều kiện xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện ở bậc THPT, điểm thi đại học và các tiêu chí tuyển sinh của đối tác nước ngoài.
Đối với chương trình Kinh doanh quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh) sinh viên phải đạt kết quả thi đại học các khối A, D đạt điểm sàn của ĐHQG Hà Nội và chương trình Kế toán, Phân tích và kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Nga) sinh viên phải đạt điểm sàn tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục – Đào tạo qui định.
Chương trình đào tạo Bác sĩ Nha khoa (bằng tiếng Pháp) sinh viên phải có điểm thi đại học từ 21 điểm trở lên và phải đạt trình độ tiếng Pháp TCF từ 400 điểm trở lên.
Ngành Kinh tế - Quản lý liên kết với Đại học Paris Sud 11, sinh viên phải đạt điểm sàn do ĐHQG Hà Nội qui định và cũng phải đạt trình độ tiếng Pháp TCF từ 400 điểm trở lên.
- Em là 1 thí sinh tự do, phần cuối cùng của hồ sơ dự thi yêu cầu phải có con dấu xác nhận của xã hoặc phường. Vì nhiều lí do mà em không thể đến đó được. Nay em xin hỏi liệu em có thể chứng nhận tại nơi đã làm giấy CMND hoặc công an tỉnh được không. Mong thầy cho em biết sớm, em xin cảm ơn! - (Y Bình, 19 tuổi, Nam , Y Binh (thanlong.thien@gmail.com))
Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy định, nơi xác nhận hồ sơ đăng ký dự thi nếu em đang học THPT ở chỗ nào thì nơi đó xác nhận. Còn nếu em là thí sinh tự do thì |