Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Bùi Thế Duy (bên phải) và GS.TS Nguyễn Thanh Thủy Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên và một số nhà khoa học của ĐHQGHN. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Thế Duy chia sẻ, Bộ Khoa học và Công nghệ làm cơ quan đầu mối trong việc xây dựng chiến lược trí tuệ nhân tạo (TTNT) quốc gia. Chiến lược này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đoàn công tác muốn lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học của ĐHQGHN đóng góp vào kế hoạch xây dựng chiến lược TTNT quốc gia. Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá cao những hoạt động đào tạo của ĐHQGHN trong lĩnh vực AI, robotic và công nghệ thông tin trong thời gian qua. Ông chia sẻ, xác định TTNT là một công nghệ số then chốt, chiến lược được xây dựng với mục tiêu góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao và kinh tế số. Chiến lược tập trung vào sử dụng các công cụ và kỹ thuật TTNT để giải quyết các vấn đề cụ thể (thường được gọi là TTNT yếu – weak AI, mà không tập trung vào TTNT thông thường, strong AI – các hệ thống TTNT có khả năng thông minh như con người).
Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn Trong khuôn khổ của buổi làm việc, các đại biểu đến từ ĐHQGHN đã đánh giá sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bài bản của đoàn công tác trong việc xây dựng chiến lược TTNT quốc gia. Các nhà khoa học bày tỏ sự vui mừng khi Việt Nam coi TTNT là một lĩnh vực cần quan tâm đầu tư, nghiên cứu, trong khi nhiều quốc gia khác đã thực hiện từ lâu. Các nhà khoa học đã bày tỏ sự đồng tình đối với dự thảo trong việc cần có một lộ trình đào tạo nhân lực về TTNT bài bản, đưa thêm một số môn học vào chương trình đào tạo, ... Các nhà khoa học đồng thời cũng mong muốn khi chiến lược TTNT thành hiện thực thì các nhà khoa học sẽ có nguồn dữ liệu khoa học để phục vụ nghiên cứu và triển khai các đề tài mới. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn đã bày tỏ sự cảm ơn đối với Đoàn công tác khi quan tâm đến những đóng góp của ĐHQGHN đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin của Việt Nam thời gian qua. ĐHQGHN đang nghiên cứu khai thác nội dung dữ liệu (big data) một cách hiệu quả cũng như đề ra những quy định về sử dụng dữ liệu xuyên biên giới, tương tác dữ liệu nhằm nâng cao năng suất trong sản xuất, nghiên cứu và chế tạo, ...
Thúc đẩy phát triển công nghệ mới và tiếp cận trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm và lấy con người làm trung tâm. Các chuyên gia của ĐHQGHN sẽ cùng nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bảo vệ dữ liệu cá nhân trực tuyến như một tiêu chuẩn toàn cầu, khắt khe trong quản lý để tránh lạm dụng công nghệ để xâm phạm các quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân, cũng như sự minh bạch trong giám sát. Thế giới đang hướng đến xây dựng một bộ quy tắc được gọi là Khế ước xã hội mới trong thời đại trí tuệ nhân tạo (Khế ước xã hội năm 2020) nhằm đưa ra những nguyên lý tổ chức một thế giới mới, giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra từ đại dịch bệnh covid-19 khi mà các quốc gia đã kết nối sâu rộng trên Internet, toàn cầu hóa trở nên sâu sắc.
>>>>> Các tin bài liên quan: - VMINA LAB: ra mắt thiết bị sát khuẩn tự động - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Giảm 99,5% thời gian lập lịch và tăng rõ rệt hiệu quả trực ca với Hệ thống xếp lịch trực tự động - Các phòng thí nghiệm trọng điểm ĐHQGHN - Hệ thống phòng thí nghiệm của ĐHQGHN - Danh mục các phòng thí nghiệm của Trường Đại học Công nghệ - Kyber Network gọi vốn thành công, cựu sinh viên UET nói về khởi nghiệp - Triển khai thành công “Hệ thống Tối ưu hóa lập lịch ca trực vận hành” do nhóm nghiên cứu Trường Đại học Công nghệ thực hiện tại hai Nhà máy thủy điện Sơn La và Lai Châu - Sử dụng thực tế ảo trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - Nghiên cứu phát triển sản phẩm thương mại hóa trạm thu di động tín hiệu truyền hình vệ tinh
|