Theo văn bản được ký kết, Coltech sẽ triển khai đào tạo chuyên ngành quản lý và công nghệ khoa học dịch vụ/ dịch vụ công nghệ thông tin (viết tắt SSME/ITSC). IBM cung cấp tài liệu giảng dạy cùng các công cụ phầm mềm miễn phí và các vấn đề, bài tập tình huống điển hình với qui mô và nội dung sát thực tế sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động đào tạo. Bên cạnh đó, IBM sẽ là cầu nối để Coltech thiết lập, duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác với các trường đại học hàng đầu trên thế giới đã có kinh nghiệm tổ chức xây dựng và đào tạo chương trình SSME/ITSC.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ngài Jim Corgel - Tổng giám đốc Bộ phận dịch vụ hosting kinh doanh điện tử của IBM và ông Charles Manuel - Phụ trách Chương trình Phát triển Sáng kiến Hỗ trợ Giáo dục Đại học tại Việt Nam và khu vực ASEAN của
GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN và PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình - Hiệu trưởng Coltech bày tỏ sự vui mừng về việc văn bản thỏa thuận giữa 2 cơ quan được ký kết. Mục tiêu và nội dung của chương trình SSME/ITSC rất phù hợp với chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của Chính phủ Việt Nam mà các đơn vị đào tạo đại học đang cố gắng thực hiện. Trong thực tiễn đào tạo, Coltech không chỉ trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, hiểu biết nghề nghiệp mà còn rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành, chuẩn bị cho sinh viên có năng lực hoạt động thực tiễn khi tốt nghiệp ra trường. Hai ông đồng thời hy vọng chương trình SSME/ITSC sẽ được đào tạo rộng rãi trên cả nước trong thời gian tới.
Quản lý và công nghệ khoa học dịch vụ/ dịch vụ công nghệ thông tin là một lĩnh vực mang tính liên ngành cao, kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học máy tính, công nghệ, khoa học quản lý, chiến lược kinh doanh và khoa học xã hội, đã được triển khai thực hiện ở nhiều nước. Trong một số năm gần đây, chuyển hướng đầu tư vào việc phát triển và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ tại các quốc gia đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu.
Chương trình SSME/ITSC được thiết kế nhằm đào tạo một nguồn nhân lực phát triển toàn diện, không chỉ có đầy đủ kiến thức chuyên môn mà còn có cả những kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực hoạt động thực tiễn và có khả năng phát triển, cung cấp dịch vụ, quản lý tài nguyên và tài sản, quản trị nguồn nhân lực, đồng thời nắm vững các quy trình dịch vụ.
Mục tiêu của chương trình là nhằm giúp sinh viên khi ra trường có thể đáp ứng ngay được những yêu cầu và đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội, phù hợp với sự quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong các chủ trương chính sách của chính phủ hiện nay về nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục, đào tạo nói chung.
Năm 2003, SSME lần đầu tiên được
Theo Liên Hợp quốc, tỷ trọng ngành dịch vụ trên toàn thế giới hiện đang ở mức 40%. Lao động trong ngành dịch vụ hiện chiếm trên 75% tổng lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp tại các nước phát triển như Nhật Bản hay Anh Quốc, 80% tại Mỹ và hơn 50% tại các nước đang phát triển như Brazil, Nga hay Ấn Độ. CNTT được nhìn nhận là một ngành công nghiệp mũi nhọn tại Việt Nam. Dịch vụ CNTT và Truyền thông đang là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm phát triển. Tuy nhiên, để CNTT thực sự đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân thì việc tăng cường cập nhật, cải tiến nội dung, chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy là cần thiết.
![]() |
![]() |
![]() |