TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 00:00:00 Ngày 30/10/2020 GMT+7
Phòng thí nghiệm/ Trung tâm nghiên cứu trọng điểm là đơn vị khoa học công nghệ quan trọng
Ngày 29/10/2020, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn đã chủ trì buổi làm việc về một số nội dung liên quan đến hoạt động của phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của ĐHQGHN.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn chủ trì buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQGHN; đại diện lãnh đạo một số trường đại học, đơn vị nghiên cứu thuộc ĐHQGHN và đại diện các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trọng điểm.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nêu lên thực trạng hiện nay cũng như đề xuất một số ý kiến để hoạt động của hệ thống các phòng thí nghiệm hoạt động hiệu quả hơn.  Phát triển các PTNTĐ/TTNCTĐ nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phục vụ triển khai các chương trình nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học công nghệ mũi nhọn là hướng ưu tiên của ĐHQGHN và của các đơn vị chủ trì.

 PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn – Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Khoa học tính toán đa tỉ lệ cho các hệ phức hợp, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Hiện ĐHQGHN có 10 Phòng thí nghiệm/Trung tâm nghiên cứu trọng điểm, trong đó, 01 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Nhà nước, 07 Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN (PTNTĐ), 02 Trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN (TTNCTĐ). Các PTNTĐ/TTNCTĐ có lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ, định hướng nghiên cứu/sản phẩm rõ ràng; các đơn vị nghiên cứu đăng ký dự kiến sản phẩm KH&CN trong 5 năm tới để định hướng hoạt động và có cơ sở đối sánh về kết quả đạt được thực tế sau này; các nhân lực chủ chốt có kinh nghiệm tổ chức và điều hành hoạt động PTN, nhân lực chính của 06 PTNTĐ/TTNCTĐ là thành viên của các Nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN.

Trong giai đoạn đầu thành lập, 09/10 PTNTĐ/TTNCTĐ được kế thừa tổ chức, nhân lực và cơ sở vật chất của các đơn vị trước đây nên việc ổn định tổ chức và điều hành có thuận lợi, được đầu tư cơ bản về hệ thống trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Một số đại biểu cho biết, trong giai đoạn đầu thành lập, một số PTNTĐ chưa có Phòng làm việc riêng để hoạt động; nhân lực nghiên cứu viên, cán bộ hành chính hỗ trợ cho các PTNTĐ chưa đầy đủ, gây khó khăn cho việc triển khai và thực hiện hoạt động. Với PTNTĐ khối công nghệ, khi diện tích làm việc hạn chế, cán bộ thường xuyên phải làm việc trong môi trường từ trường cao.

Chỉ tính riêng khối khoa học tự nhiên và công nghệ, giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2020, các PTNTĐ đã công bố 342/299 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc các danh mục ISI và SCOPUS; phát triển được 91 sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh với 35 sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh được chuyển giao; Tổng số sản phẩm sở hữu trí tuệ là 48/27 sản phẩm; Có 4 nhóm Nghiên cứu mạnh từ các PTNTĐ; Số nhiệm vụ cấp nhà nước mới: 24 nhiệm vụ; Số nhiệm vụ cấp Bộ mới: 56 nhiệm vụ; 8/4 Giải thưởng KHCN cấp Bộ trở lên.

Khối Khoa học Xã hội Nhân văn và Kinh tế đạt được số nhiệm vụ cấp Nhà nước mới: 4 nhiệm vụ; Số nhiệm vụ cấp Bộ mới: 9 nhiệm vụ; Số nhiệm vụ (đề tài/dự án KHCN) hợp tác doanh nghiệp, địa phương, quốc tế mới: 19; một số nội dung chưa đạt được kết quả so với đăng ký ban đầu như bài báo quốc tế thuộc ISI/Scopus, số báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách được chấp nhận sử dụng và giải thưởng KH&CN.  

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn ghi nhận và biểu dương những kết quả mà đội ngũ các nhà khoa học công tác tại hệ thống PTN/TTNCTĐ của ĐHQGHN đạt được trong thời gian qua. Ông nhấn mạnh, PTN/TTNCTĐ là một bộ phận cấu thành, là đơn vị cấp 2 thuộc các đơn thành viên của ĐHQGHN. Việc quan tâm phát triển PTN/TTNCTĐ là phù hợp với xu hướng của các đại học tiên tiến trên thế giới. Những khó khăn và bất cập của hệ thống PTN/TTNCTĐ hiện nay cần được quan tâm, tháo gỡ. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu là lực lượng nòng cốt để phát triển các sản phẩm nghiên cứu của đại học và riêng ĐHQGHN cần phải có những sản phẩm khoa học công nghệ xứng tầm. ĐHQGHN đang thúc đẩy xây dựng  một tổ hợp nghiên cứu liên ngành trong khuôn viên rộng 22,9 ha với hơn 100 nghìn m2 diện tích sàn xây dựng tại Hòa Lạc. Tại đây sẽ đáp ứng bước đầu nơi làm việc, học tập, nghiên cứu của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm nhằm phát huy lợi thế liên ngành, liên lĩnh vực của ĐHQGHN.

Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu các cơ sở nghiên cứu, hợp tác ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên khu đất VNC2 (Khu nghiên cứu liên ngành) - Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

>>>>> Các tin bài liên quan:

- Hoạt động khoa học và công nghệ phát triển về quy mô và chất lượng

- ĐHQGHN và Bộ Khoa học và Công nghệ: Hoạt động khoa học gắn chặt với thực tiễn

Chuyển giao kết quả nghiên cứu và sản phẩm KHCN phát triển bền vững vùng Tây Bắc

- Khoa học công nghệ tiên phong trong phát triển AI

Trí tuệ nhân tạo: từ giáo dục đến ứng dụng

 Vũ Anh Thái
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ