TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 12:22:42 Ngày 26/02/2025 GMT+7
Triển lãm và tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS.NGND Đinh Xuân Lâm - Nhà sử học hàng đầu của đất nước
Năm 2025 là tròn 100 năm ngày sinh của GS.NGND Đinh Xuân Lâm - một trong bốn nhà sử học được tôn vinh là "Tứ trụ huyền thoại" của nền sử học Việt Nam đương đại. Với các thế hệ học trò, GS. Đinh Xuân Lâm mãi là một nhà khoa học hàng đầu, một Người Thầy mẫu mực.

Nhân sự kiện này, ngày 25/2/2025, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Sử học Đinh Xuân Lâm tổ chức “Triển lãm và Tọa đàm Kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS.NGND Đinh Xuân Lâm”.

Phát biểu khai mạc triển lãm, PGS.TS Đặng Hồng Sơn, Trưởng khoa Lịch sử, Giám đốc Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN cho biết: Qua mỗi khuôn hình, chúng ta có cơ hội ngược dòng thời gian để trở lại với điểm khởi đầu của mình, chiêm ngưỡng và thưởng thức những giá trị mà các bậc sư biểu đã gây dựng và củng cố nền văn hóa sử học.

Để thực hiện triển lãm, với hàng ngàn bức ảnh khác nhau từ các lưu trữ của gia đình và nhiều tổ chức, cá nhân, Ban tổ chức đã lựa chọn 127 bức hình, được bố cục thành 4 phần.

Phần đầu tiên bao gồm những bức ảnh chân dung giáo sư, nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm, nổi bật với 18 khoảnh khắc đặc tả chân dung một nhân cách sử học qua từng giai đoạn khác nhau, từ khi là nhà sử học trẻ với nhiều hoài bão cho đến khi trở thành một trong các Giáo sư đầu ngành của nền sử học Việt Nam đương đại

Phần hai thể hiện đóng góp của GS.NGND Đinh Xuân Lâm với sử học Việt Nam, gồm 40 bức ảnh, phần nào mô tả những đóng góp tiêu biểu của một nhà sử học nghiêm cẩn, đồng thời phản ánh tính quốc tế trong cộng đồng học thuật của Giáo sư.

Những bức ảnh cũng lưu dấu chân của nhà sử học thực chứng Đinh Xuân Lâm ở khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Trong số hình ảnh tư liệu ấy, đã phản ánh những ấn phẩm tiêu biểu của GS.NGND Đinh Xuân Lâm trong nửa thế kỷ mà Giáo sư đã nghiêm cẩn, nhiệt huyết và cống hiến cho sử học nước nhà.

Từ những tác phẩm đầu tay của hơn nửa thế kỷ trước, như lịch sử Việt Nam thời kỳ 1897-1914, cho đến tác phẩm được trao giải thưởng Nhà nước và khoa học công nghệ gần đây, Phong trào chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam.

Phần tiếp theo là hình ảnh GS.NGND Đinh Xuân Lâm trong ký ức thầy cô, đồng nghiệp và học trò, gồm 37 khoảnh khắc, khắc họa hình ảnh thân thương và mối quan hệ giữa thầy và học trò. Trong đó có sự hiện diện của các bậc danh sư thuộc thế hệ “tam Anh”, Giáo sư Đào Duy Anh, Giáo sư Trần Văn Giàu… cùng các thế hệ đồng nghiệp, học trò trong và ngoài nước.

Phần cuối cùng là hoạt động của Quỹ Sử học Đinh Xuân Lâm, gồm 22 bức ảnh thể hiện chặng đường 8 năm với 8 mùa trao giải cho 152 sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, nhà khoa học trẻ của 12 đơn vị đào tạo và nghiên cứu sử học trong cả nước.

Giáo sư Đinh Xuân Lâm – Nhà sử học chân chính

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV đã khẳng định: “Hơn 90 năm tuổi đời, 70 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, hơn 60 năm nghiên cứu khoa học, GS Đinh Xuân Lâm đã để lại một di sản hết sức đồ sộ: hơn 500 công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận đại, hàng nghìn học trò tài năng giờ đã và đang góp phần vào nền giáo dục và khoa học nước nhà". Tầm ảnh hưởng của Giáo sư không chỉ giới hạn trong giới hàn lâm Việt Nam, mà còn lan tỏa đến các diễn đàn khoa học quốc tế. Những nghiên cứu của ông không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn gợi mở những hướng đi mới cho giới nghiên cứu trẻ.

Triển lãm ảnh về GS. Đinh Xuân Lâm đã tạo ấn tượng sâu sắc vào tâm khảm mỗi người, giúp chúng ta nhận thức được về một bậc thầy của nhiều thế hệ học trò.

PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, nguyên Viện trưởng Viện sử Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chia sẻ: “Giáo sư Đinh Xuân Lâm là người nhấn mạnh: “Thầy không chỉ có nhiều tìm tòi, những phát hiện mới cómang giá trị nền tảng trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu và theo phương pháp nghiên cứu coi trọng tư liệu, sử học mà còn luôn tôn trọng sự thật lịch sử. Ông luôn luôn cập nhật kiến thức khoa học và, sẵn sàng thay đổi quan điểm trước những kết quả nghiên cứu mới, trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử và khi có dữ liệu mới. Thầy là chỗ dựa vững chắc cho các học trò về kiến thức, về việc trong định hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu”.

PGS.TS Đinh Quang Hải, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch Lịch sử, khẳng định thêm: “Với 92 bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, những đóng góp của, GS. Đinh Xuân Lâm có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần không chỉ định hướng,  mà còn góp phần điều chỉnh một số nhiều quan điểm, đánh giá về những vấn đề, nhân vật lịch sử còn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học trong và ngoài nước với tư duy khoa học sắc sảo, cách nhìn nhận khách quan, toàn diện và thấu tình đạt lý. Những nghiên cứu của Thầy đã gợi mở truyền cảm hứng mạnh mẽ, thôi thúc các nhà nghiên cứuthế hệ trẻ, học trò dám dấn thân để tìm tòi, khám phá những vấn đề mới, đóng góp cho sự phát triển của nền sử học nước nhà”. tri thức mới.”

GS.TS Đỗ Quang Hưng nhấn mạnh: “Không thể tổng kếtđếm hết được bao nhiêu những công trình của đồng nghiệp, học trò đã được thầy đọc, góp ý và viết lời giới thiệu. nghiên cứu mà GS. Đinh Xuân Lâm đã đọc rất kĩ công trình của học trò để có được những lời giới thiệu, tổng kết rất xác đáng nêu bật đóng góp chính của công trình. Đó, góp ý và nâng đỡ học trò. Lời giới thiệu của Thầy không chỉ là những bài viết mang có giá trị khoa học cao, thuật mà còn là tình cảm, sự nâng đỡ, khích lệ rất lớn đối với nguồn động viên quý giá, giúp thế hệ học trò để có thể tự sau vững tin hơn nữa trong trên con đường nghiên cứu lịch sử”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc có thời gian gắn bó làm việc với Giáo sư Đinh Xuân Lâm khi thầy giữ cương vị là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chia sẻ: “Thầy luôn kiên trì, tận tâm với mọi công việc của Hội Sử học Việt Nam: “Bất kì công việc gì của Hội Thầy cũng tham gia nhiệt tình, rất kiên trì, cần mẫn. Với mái tóc bạc, nụ cười hiền hậu, giọng nói. Giọng nói trầm ấm, cách phát biểu, trao đổi của Thầy khiến người nghe rất dễ bị diễn đạt thuyết phục, thu hút, của Thầy đặc biệt cuốn hút khi đề cập đến những vấn đề khoa học “lịch sử ‘nhạy cảm”, đangcảm’ còn nhiều tranh luận. Thầy đã ra đi về cõi người hiền nhưng những gì thầy đã để lại cho nền sử học nước nhà, trong lòng mỗi học trò sẽ mãi mãi trường tồn”.

GS. Vũ Dương Ninh, một trong những học trò đầu tiên của GS. Đinh Xuân Lâm, nay đã bước vào tuổi ngoài 90 nhưng vẫn còn nhớ như in kỉ niệm “Buổi đầu tiên được học Thầy Lâm tại giảng đường 19 Lê Thánh Tông, Thầy đã gieo vào lòng tôi một quyết tâm lớn, tình yêu lớn với Sử học. Niềm đam mê được nhen nhóm từ đó và sau này giúp tôi kiên định theo đuổi con đường sự nghiệp của mình, không ít trắc trở, khó khăn, ngã rẽ nhưng tôi vẫn giữ vẹn nguyên tình yêu của mình dành cho Sử học”.

Bên cạnh hoạt động triển lãm, chương trình cũng bao gồm buổi tọa đàm khoa học giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp GS.NGND Đinh Xuân Lâm; GS.NGND Đinh Xuân Lâm trong ký ức của đồng nghiệp và học trò. Tọa đàm quy tụ những nhà khoa học, những cơ quan, đơn vị đào tạo, nghiên cứu và hiệp hội được GS.NGND Đinh Xuân Lâm sáng lập, phát triển để cùng tập trung nghiên cứu, tổng kết, tri ân và tôn vinh di sản của Giáo sư. Từ đó, tiếp tục khẳng định một nhân cách, một sự nghiệp Đinh Xuân Lâm trong dòng chảy Sử học, Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam đương đại và tương lai.

GS.NGND Đinh Xuân Lâm sinh năm 1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình quan lại yêu nước. Ông theo cha sinh sống ở Thanh Hóa từ nhỏ và tốt nghiệp Tú tài tại Trường Quốc học Huế năm 1941. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục tại Trường Trung học Đào Duy Từ ở Thanh Hóa.

Cuối năm 1954, ông được cử ra Hà Nội học tại Trường Đại học Sư phạm Văn khoa, ngành Sử - Địa. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1956, ông được giữ lại làm giảng viên ngành Lịch sử ở Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và công tác tại đây cho đến khi nghỉ hưu (năm 1990). Sau năm 1975, ngoài các trường đại học, học viện tại Hà Nội, ông còn được mời thỉnh giảng tại nhiều trường đại học ở các tỉnh phía Nam từ Huế đến thành phố Hồ Chí Minh. Vào đầu những năm 1980, Ông còn được mời làm chuyên gia giáo dục tại Madagasca và giáo sư thỉnh giảng ở Hà Lan, Cộng hòa Pháp. Trong gần 4 thập kỷ làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Lịch sử, ông đã không ngừng phấn đấu về chuyên môn, được Nhà nước phong học hàm Giáo sư, Nhà giáo nhân dân và đặc biệt, đã góp phần tạo nên một trường phái Sử học - trường phái Đại học Tổng hợp.

Trong hơn nửa thế kỷ dạy học và nghiên cứu khoa học (kể cả sau khi nghỉ hưu), Ông luôn gắn bó máu thịt với ngành Lịch sử, và đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong ký ức đồng nghiệp và học trò qua các bài giảng về Lịch sử cận đại Việt Nam,  phong trào Cần Vương, hay về Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp, v.v… Sau này, với những trải nghiệm và kinh nghiệm công tác, ông càng thấu hiểu dạy học thực sự là một nghề cao quí. Ông từng nói: “Nếu có kiếp sau, tôi vẫn chọn làm nghề dạy học”.

GS.NGND Đinh Xuân Lâm thường được biết đến là một trong “tứ trụ” của nền sử học Việt Nam hiện đại (cùng với GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn, GS. Trần Quốc Vượng), góp phần định hình nền sử học Cách mạng của nước Việt Nam độc lập.

 >>> Tin bài liên quan:

-GS.NGND Đinh Xuân Lâm: Một hình mẫu người thầy

 

 Quỳnh Dương - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Các bài mới hơn
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ