TIN TỨC & SỰ KIỆN
Bảo tồn các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
Ngày 17/10/2018, Viện Quốc tế Pháp Ngữ (IFI) – ĐHQGHN tổ chức Hội thảo Quốc tế “Bảo tồn các di sản văn hóa nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến khí hậu ở Việt Nam và châu Á Thái Bình Dương” dành cho đối tượng là các học giả, các nhà nghiên cứu, cán bộ di sản, cán bộ quản lý địa phương và mọi đối tượng quan tâm. Buổi hội thảo xoay quanh các nội dung chính liên quan tới việc thúc đẩy bảo tồn di sản văn hóa trước các tác động biến đổi kinh tế - xã hội hướng tới sự phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, du lịch trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế chiến lược cho nền kinh tế Việt Nam và một số nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc tăng cường bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là một trong những yếu tố góp phần quảng bá, thúc đẩy ngành kinh tế mũi nhọn ngành du lịch cũng như tạo ra sự thay đổi về kinh tế -  xã hội tại các địa phương nơi có di sản. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự  biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển, đang đe dọa các di sản thế giới. Vì vậy, hiện nay vấn đề tăng cường bảo tồn di sản thiên nhiên và không gian văn hóa vì sự phát triển bền vững cần được chú trọng trên nhiều phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa và pháp lý.

Tại Hội thảo, Viện Quốc tế Pháp ngữ đã giới thiệu về chương trình “Số hóa di sản văn hóa” của Viện với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như Dự án số hóa Di sản kiến trúc Nhà hát lớn Hà Nội, công trình khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN) và một số di sản kiến trúc khác. Hội thảo cũng nghe và thảo luận các báo cáo: “Phát triển di sản văn hóa vùng biển” của GS. Arnaud de Raunlin và GS. Alain Moyrand – ĐH Polynésie Francaise (CH. Pháp); “Mối quan hệ giữa luật môi trường và bảo vệ pháp lý các di sản” của NCS. Hoàng Thị Vân Anh – ĐH Polynésie Francaise; “Bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa như một di sản của nhân loại: Làm sao để nâng cao ý thức của thế hệ trẻ? Trường hợp giảng dạy tiếng Pháp du lịch ở Việt Nam” của TS. Đỗ Thanh Thủy – Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN; “Quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam” của PGS. Doãn Hồng Nhung – Khoa Luật, ĐHQGHN; “Du lịch và di sản văn hóa theo quan điểm của Việt Nam và châu Á Thái Bình Dương (giới thiệu dự án thiết lập không gian ‘Cluster’” của GS Yann Rival và NCS Hoàng Thị Vân Anh - ĐH Polynésie Francaise.

Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) hình thành trên cơ sở phát triển Viện Tin học Pháp ngữ-IFI (thành lập năm 1993) và tiếp nhận Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội-PUF (thành lập năm 2006). IFI là một tổ chức nghiên cứu và đào tạo quốc tế, liên ngành, chất lượng cao trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Tầm nhìn của IFI là trở thành đầu mối của Cộng đồng Pháp ngữ tại Châu Á - Thái Bình Dương; tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu và đào tạo quốc tế, đa ngành và liên ngành, chất lượng. Một trong những chiến lược phát triển trọng tâm là gắn kết đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với thị trường thông qua việc thực hiện các dự án ứng dụng; trong đó có chương trình Nghiên cứu và số hóa các di sản văn hóa.

 Sinh Vũ - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ