Văn bản liên quan
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Văn bản liên quan  >  
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHCN

Hiện nay, trong lĩnh vực KHTN CN, ĐHQGHN đang thực hiện 05 đề tài, chương trình cấp nhà nước như nhiệm vũ lưu trữ quỹ gien, đề tài thuộc chương trình 33, về công nghệ tế bào, về dự báo thời tiết và sản xuất các hoạt chất chống ưng thư và HIV. Trong KHXH&NV, ĐHQGHN đang được giao tổ chức, chủ trì và thực hiện 03 đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình KHCN về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, 03 đề tài cấp Nhà nước thuộc Đề án KHCN đặc biệt về Nam bộ, 01 đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình KX10/06, 01 đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình KHCN KX04/06 về chủ quyền và khai thác các vùng biển của Việt Nam. Sắp tới ĐHQGHN tiếp tục được giao chủ trì 02 đề tài cấp Nhà nước về lĩnh vực kinh tế và 03 đề tài cấp Nhà nước về lĩnh vực văn hoá - con người. Đây là năm “được mùa” của ĐHQGHN trong việc thực hiện các nhiệm vụ cấp nhà nước.

Năm 2007, ĐHQGHN đã triển khai 10 đề tài trọng điểm, 46 đề tài đặc biệt và 189 đề tài ĐHQGHN.

Bảng 3: Danh mục các đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN năm 2007

Đơn vị kinh phí: triệu đồng

TT

Mã số/Tên đề tài/Chủ trì

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí năm 2007

1

QGTĐ.07.01

Điều tra tập đoàn cây phủ xanh đất trống trên núi đá vôi nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững núi đá vôi ở Việt Nam

GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn, ĐHKHTN

6/2007 - 6/2009

300

200

2

QGTĐ.07.02

Tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng của sét chống ưa dầu làm phụ gia cho sơn

PGS.TS. Hoa Hữu Thu, ĐHKHTN

6/2007 - 6/2009

300

200

3

QGTĐ.07.03

Nghiên cứu qui trình công nghệ qui mô phòng thí nghiệm điều chế TiO2 dạng bột kích thước nanomet từ tinh quặng inmenit Việt Nam

PGS.TS. Ngô Sỹ Lương, ĐHKHTN

6/2007 - 6/2009

300

200

4

QGTĐ.07.04

Xây dựng mô hình vận chuyển bùn cát và biến đổi địa hình vùng ven bờ Cát Hải, Hải Phòng phục vụ công tác bảo vệ đê và công trình bờ biển

GS.TS. Đinh Văn Ưu, ĐHKHTN

6/2007 - 6/2009

300

200

5

QGTĐ.07.05

Nghiên cứu đặc tính một số lectin có tác dụng phát hiện các vi khuẩn gây nhiễm độc thực phẩm

PGS.TS. Bùi Phương Thuận, ĐHKHTN

6/2007 - 6/2009

300

200

6

QGTĐ.07.06

Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa công trình và địa môi trường khu vực cửa sông ven biển tỉnh nam Định phục vụ qui hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ và giảm thiểu tai biến

PGS.TS. Chu Văn Ngợi, ĐHKHTN

6/2007 - 6/2009

300

200

7

QGTĐ.07.07

Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất và ảnh hưởng của nó đến rác thải nông thôn huyện Duy Tiên, Hà Nam trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS

PGS.TS. Phạm Văn Cự, ĐHKHTN

6/2007 - 6/2009

300

200

8

QGTĐ.07.08

Điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, ĐH Kinh tế

6/2007 - 6/2009

300

200

9

QGTĐ.07.09

Cải cách qui chế hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam

PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Khoa Luật

6/2007 - 6/2009

300

200

10

QGTĐ.07.10

Nghiên cứu chế tạo linh kiện micro-nano dựa trên hiệu ứng Hall phẳng của các cấu trúc van-spin để ứng dụng làm cảm biến sinh học

GS.TS. Nguyễn Hữu Đức, ĐHCN

11/2007 – 11/2009

400

150

 

Cộng

 

3100

1950

 

  Nhìn vào Bảng 3 có thể thấy rằng phần lớn các đề tài trọng điểm tập trung vào các ngành, các đơn vị thuộc Trường ĐHKHTN (7/10), Trường ĐHCN có 1 đề tài, Trường ĐHKT có 1 đề tài, Khoa Luật 1 đề tài. Trong khi đó nhiều đơn vị đào tạo và nghiên cứu khác trong ĐHQGHN, trong đó có những đơn vị lớn như Trường ĐHKHXH&NV và Trường ĐHNN không có đề tài trọng điểm nào được phê duyệt.

 Tương tự, trong năm 2007 đã có 46 đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN được quyết định thành lập và triển khai. Trong đó Trường ĐHKHTN có 23 đề tài, Trường ĐHKHXH&NV có 9 đề tài, Khoa Luật có 8 đề tài, Trường ĐHCN có 3 đề tài, Viện VSV&CNSH có 2 đề tài. Các đơn vị khác gồm ĐHNN, Khoa Sư phạm, Viện CNTT, Trung tâm CNDT và HTVL, Trung tâm ĐTBDGVLLCT mỗi đơn vị có 1 đề tài. (Xem Phụ lục 1)

 Như vậy, việc phân bổ kinh phí và thành lập, triển khai các đề tài đặc biệt và trọng điểm trong năm 2007 đã có sự chênh lệch đáng kể giữa các đơn vị, các nhóm ngành đào tạo và nghiên cứu trong ĐHQGHN, trong đó phần lớn kinh phí và các đề tài thuộc hai lọai quan trọng nhất rơi vào Trường ĐHKHTN và các nhóm ngành KHTN và công nghệ. Tình hình đó một mặt phản ánh những đặc thù khác nhau của các nhóm ngành giữa KHTN, CN và KHXH, mặt khác số lượng các đề tài trọng điểm quá ít ỏi ở khối ngành KHXHNV và NN phản ánh tình hình số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ.

Trên phương diện quản lý, đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những cách lý giải thỏa đáng cho tình hình trên và có biện pháp khắc phục.

 Lý do của tình hình trên cần được đặc biệt lưu ý là: ở không ít đơn vị, nhất là các đơn vị mới thành lập, từ  mấy năm gần đây đã xuất hiện tình hình không thể phân bổ hết số lượng kinh phí tương đối ít ỏi thông qua việc xác định và thành lập các đề tài nghiên cứu. Một phần do lực lượng cán bộ khoa học còn mỏng, phần khác do cán bộ của một số đơn vị chủ yếu dành thời gian cho giảng dạy, chưa thực sự quan tâm đến nghiên cứu khoa học.

 Một lý do khác là chất lượng của không ít các bản thuyết minh đề tài đặc biệt, trọng điểm không có chất lượng chuyên môn cao. Quan điểm của ĐHQGHN là: chỉ quyết định thành lập và triển khai những đề tài nào có thuyết minh, đề cương nghiên cứu đạt chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí của đề tài trọng điểm, đặc biệt của ĐHQGHN. Các hội đồng ngành và liên ngành đều làm việc hết sức nghiêm túc, khách quan đã tư vấn với chất lượng rất cao cho ĐHQGHN trong việc xét duyệt các đề tài: không ít đề cương, đề xuất có chất lượng không cao (cá biệt có đề tài đạt không (0) phiếu tại hội đồng ngành) đã không thể được phê duyệt.

   Tình hình trên đây đặt ra vấn đề nghiêm túc cho ĐHQGHN và cho tất cả các đơn vị trực thuộc: cần tiếp tục nghiên cứu, đưa ra giải pháp đột phá và bền vững để tăng cường tiềm lực KHCN của từng đơn vị; thực sự đưa nghiên cứu khoa học thành nhiệm bắt buộc, là tiêu chí đánh giá cán bộ; tập huấn, hướng dẫn cán bộ khoa học, nhất là các cán bộ trẻ cách chuẩn bị các thuyết minh đề tài, dự án nghiên cứu và cách tổ chức triển khai các nhiệm vụ KHCN, đồng thời quan trọng nhất là phải “xốc” lại đội ngũ, khai thác hiệu quả quan hệ quốc tế với các cơ sở khoa học, các nhà khoa học có uy tín để tập hợp thành các nhóm nghiên cứu để tập trung giải quyết các nhiệm vụ KHCN lớn, hoặc tập trung đầu tư nghiên cứu các hướng mới của ngành/chuyên ngành. Chỉ có như vậy chúng ta mới thiết thực góp phần xây dựng ĐHQGHN trở thành một đại học nghiên cứu. Và chỉ có như vậy NCKH mới gắn kết và phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo.

     Một số kết quả nổi bật của các đề tài năm 2007

          Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu tách chiết ent-kauran dictecpenoit có tác dụng chống ung thư và viêm từ cây khổ sâm Bắc bộ” do GS.TSKH Phan Tống Sơn chủ trì, sau 2 năm  được nghiệm thu xuất sắc, đã thu được quy trình tách chiết tiên tiến và ổn định hoạt chất ent-kauran dictecpenoit, có tác dụng giảm đau, chống viêm cấp và mãn tính. Các kết quả của đề tài là cơ sở khoa học và công nghệ để phát triển dược phẩm chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị và dự phòng chống ung thư từ cây khổ sâm Bắc bộ. Đề tài đã đăng ký 2 bằng sáng chế tại Cục sở hữu Công nghiệp và đã được chấp nhận.

            Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy trỡnh phỏt hiện, đào tạo, bồi d­ưỡng và sử dụng nhân tài phục vụ CNH,HĐH đất nư­ớc” do GS. TSKH. Đào Trọng Thi làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu cấp Nhà nước, đạt lọai xuất sắc. Đứng trước những đòi hỏi bức thiết của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CHN, HĐH và chủ động hội nhập quốc tế, từ năm 2002 ĐHQGHN được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các bộ, ban, ngành chuẩn bị Dự án “Xây dựng quy trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài trong các lĩnh vực lãnh đạo-quản lý, KHCN và kinh tế – kinh doanh”. Trên cơ sở đó, để cung cấp luận cứ cho việc xây dựng chiến lược nhân tài của Đảng, ĐHQGHN tiếp tục được giao thực hiện đề tài nói trên. Đề tài đã tập hợp được đội ngũ đông đảo các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khoa học XHNV và khoa học tự nhiên, tham khảo ý kiến rộng rãi của các chuyên gia và các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tiến hành thực hiện 14 đề tài nhánh, xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu phong phú và đưa ra những khuyến nghị khoa học cụ thể ở cả tầm vĩ mô và vi mô đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực và phát triển nhân tài của đất nước trong tình hình mới.

   Năm 2007, ĐHQGHN có 4 sản phẩm công nghệ tiêu biểu được các giải thưởng là: 3 sản phẩm của trường ĐHKHTN là Công nghệ sản xuất vật liệu xốp Aluminum Silicate, công nghệ sản xuất và chế biến nấm dược liệu, công nghệ sản xuất màng lọc composite được cúp vàng tại Hội chợ triển lãm Techmart Vietnam 2007. Phần mềm MRTEST của Trung tâm NC và PTCNPM- ĐHCN được nhận Cúp bạc tại giả “ Cúp vàng công nghệ truyền thông năm 2007”. Đây là những sản phẩm KHCN có uy tín, nhiều năm xuất hiện trên thị trường, khảng định được thương hiệu và được đánh giá cao.

     Năm 2007 ĐHQGHN cũng đã tiến hành xét trao giải thưởng công trình tiêu biểu cho 4 công trình/ cụm công trình là:

 - Phong trào cải cách ở một số nước Đông á giữa thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX ( Tập thể tác giả do GS Vũ Dương Ninh chủ trì). Với cách tiếp cận liên ngành, khu vực học, tập thể các tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực tiễn cải cách ở một số nước Đông á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, và đã rút ra những kết luận mới mẻ và có ý nghĩa là bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

- Tập hợp các nghiên cứu được xuất bản trong sách chuyên khảo Taxonomy of Euphorbiaceae in Vietnam (GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn) là kết quả nghiên cứu công phu, mới mẻ của tác giả trong nhiều năm về phân loại thực vật họ thầu dầu ở Việt Nam.

- Tính ổn định của phương trình vi phân đại số (GS Nguyễn Hữu Dư, TS Vũ Hoàng Linh), với cách tiếp cận hệ động lực, các tác giả đã nghiên cứu phương trình ổn định và đã nhận được kết quả tổng quát hơn các tác giả nước ngoài đã nghiên cứu trước đây. Công trình công bố 2 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

- Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Chính sách và thực tiễn (PGS Phùng Xuân Nhạ và tập thể các tác giả khác) là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên cao học, NCS, sinh viên và các doanh nghiệp.

    Mới đây, cũng trong năm 2007, công trình “ Nghiên cứu tính chất quang của vật liệu bán dẫn điện môi” của tập thể các nhà khoa học của bộ môn vật lý đại cương- Trường ĐHKHTN gồm PGS.TS Lê Hồng Hà, PGS.TS Lê Thanh Bình, PGS.TS Nguyễn Thị Thục Hiền, PGS.TS Nguyễn Ngọc Long đã được vinh dự nhận giải thưởng Kovalepxkai năm 2007.

 Năm 2007, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã công bố 1614 bái báo, báo cáo khoa học, trong đó có 123 bài trên tạp chí quốc tế, 528 bài  trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước, 267 báo cáo khoa học tại accs hội thảo quốc tế và 696 báo cáo tại các hội thảo khoa học trong nước. Có thể đánh giá đây là kết quả lớn và nổi bật trong hoạt động KHCN của ĐHQGHN năm 2007 so với các năm trước.

       Hoạt động  NCKH phục vụ các địa phương/bộ/ngành

 Một trong những hướng phát triển của ĐHQGHN trong những năm qua là đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các địa phương trong cả nước, góp phần giải quyết những nhiệm vụ của địa phương/bộ/ngành, cung cấp luận cứ khoa học cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá, giáo dục của các địa phương. Đi theo hướng này, trong năm 2007 một số đề tài dự án đã được phối hợp tổ chức thành công, như đề tài “Địa chí Cổ Loa” do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức thực hiện. Đặc biệt, một số cán bộ khoa học của ĐHQGHN đã phối hợp thực hiện nghiên cứu biên soạn cuốn sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” đáp ứng yêu cầu bức thiết của công cuộc bảo vệ chủ quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát triển vùng đất phía nam của Tổ quốc. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã phối hợp với các cơ quan khoa học ở Trung ương và Hà Nội thực hiện nhiều nghiên cứu về kinh tế, xã hội, văn hoá, ngoại giao, lịch sử của thủ đô Hà Nội, đặc biệt là góp phần nghiên cứu và bảo tồn, phát huy khu di tích Hoàng Thành nổi tiếng. Hiện tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đang được UBND Tp. Hà Nội đề nghị làm đầu mối tổ chức lập hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận di tích Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới.

Bên cạnh đó còn có hàng chục đề tài, dự án nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ, Trường Đại học Kinh tế, Khoa Luật và các khoa và các trung tâm thuộc Trường ĐHKHXH&NV thực hiện (thuộc các lĩnh vực tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học, báo chí vv...) trực tiếp góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa do thực tiễn phát triển của đất nước đặt ra. Những kết quả họat động khoa học trên đây là minh chứng hùng hồn cho việc các nghiên cứu, đặc biệt là không chỉ lĩnh vực KHTN và CN, mà cả lĩnh vực KHXH&NV đã thiết thực phục vụ thực tiễn, góp phần hóa giải những hòai nghi, thắc mắc của không ít nhà quản lý và nhà khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác về “tính ứng dụng” của KHXH&NV.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :