Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Các thời kỳ phát triển của Quốc hội
Trong quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội nước ta đã trải qua gần XI khoá hoạt động và có thể chia thành 4 thời kỳ, căn cứ vào 4 bản Hiến pháp mà Quốc hội đã ban hành, như sau:

1. Thời kỳ 1946-1960

Quốc hội khoá I (1946-1960) với 12 kỳ họp đã có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hoà từ những năm tháng đầu tiên sau khi cách mạng Tháng Tám thành công. Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Từ năm 1954 đến năm 1960, Quốc hội đã phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà theo quy định của Hiệp định Giơnevơ. Những năm đầu sau khi hoà bình lập lại, Quốc hội đã thông qua các kế hoạch khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đưa miền Bắc tiến dân từng bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, tạo thế và lực cho cách mạng miền Nam tiến lên, đánh bại chiến tranh đơn phương của Mỹ và tay sai.

Biểu trưng Quốc hội của các nước được trưng bày tại Phòng truyền thống của Quốc hội - Ảnh: BT

2. Thời kỳ 1960-1980.

Thời kỳ này Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp 1959, được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959, và trải qua 5 khoá hoạt động: Quốc hội khoá II (1960-1964); khoá III (1964-1971); khoá IV (1971-1975) và khoá V (1975-1976) diễn ra trong điều kiện đất nước bị chia cắt. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), kể từ khoá VI (1976-1981), Quốc hội trở thành Quốc hội chung của cả nước Việt Nam thống nhất. Hiến pháp 1959 quy định rõ ràng và đầy đủ hơn trước về vị trí, vai trò của Quốc hội; quy định, nhiệm kỳ của Quốc hội là 4 năm. Hoạt động của Quốc hội trong thời kỳ này đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước và đấu tranh thống nhất nước nhà.

3. Thời kỳ 1980-1992

Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1980, theo đó, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội được Hiến pháp 1980 quy định là 5 năm. Thời kỳ này trải qua 2 khoá hoạt động: Quốc hội khoá VII (1981-1987) và khoá VIII (1987-1992), trong đó, Quốc hội khoá VIII là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra.

4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay

Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1992 và đã trải qua gần 3 nhiệm kỳ hoạt động: Quốc hội khoá IX (1992-1997); Quốc hội khoá X (1997-2002); Quốc hội khoá XI (2002-2007). Quốc hội đã có những đổi mới cơ bản, khắc phục được tính hình thức, hạn chế trong hoạt động ở các khoá Quốc hội trước và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng là cơ quan đại diện dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước ta. Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Quốc hội có 3 chức năng cơ bản: lập hiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại; và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội có 14 nhiệm vụ, quyền hạn. Hiến pháp 1992 có sự điều chỉnh quan trọng là lập lại chế định Chủ tịch nước là cá nhân 1 người và thành lập Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ. Quốc hội bầu Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của mình và lần đầu tiên quy định, mỗi Uỷ ban có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.

Tính từ năm 1946 đến ngày 15/9/2005:

- Quốc hội đã ban hành 183 bộ luật và luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật cơ bản và rộng lớn.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 194 pháp lệnh.

 VNU (Nguồn: Trung tâm Thông tin Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Chính phủ) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   |