Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đỗ Thị Lâm Thanh
Tên đề tài: Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của các viện nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận lý thuyết di động xã hội (Nghiên cứu trường hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

1. Họ và tên: Đỗ Thị Lâm Thanh                                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/8/1971                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:

- Quyết định số 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Năm 2021, đổi tên đề tài theo Quyết định số 2205/QĐ-XHNV-ĐT ngày 26/10/2021 về việc thay đổi/ điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của NCS.

7. Tên đề tài Luận án: Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của các viện nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận lý thuyết di động xã hội (Nghiên cứu trường hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và công nghệ

9. Mã số: 9340412.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS. Đào Thanh Trường

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:

a) Về tiếp cận trong nghiên cứu:

Luận án sử dụng tiếp cận lý thuyết di động xã hội trong việc xây dựng khung chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong viện nghiên cứu. Bên cạnh đó, các vấn đề như đặc điểm của nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, quản lý chất xám trong tổ chức nghiên cứu cũng được lý giải thông qua các tiếp cận như tiếp cận khoa học và công nghệ luận, tiếp cận xã hội học, tiếp cận khoa học chính sách.

 b) Về lý thuyết:

(1) Luận án phân tích các đặc điểm của nhân lực KH&CN chất lượng cao và vấn đề phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao trong viện nghiên cứu từ tiếp cận lý thuyết về di động xã hội

(2) Luận án phân tích mối liên hệ giữa di động xã hội với vấn đề quản lý chất xám trong tổ chức nghiên cứu.

c) Về thực tiễn:

(1) Luận án cũng cung cấp những kết quả đánh giá về thực trạng di động xã hội, chính sách về phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ đó nhận diện những rào cản, hạn chế của các viện nghiên cứu hiện nay trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN và vấn đề quản lý các luồng di động xã hội;

 (2) Luận án đề xuất việc vận dụng tiếp cận di động xã hội trong phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các viện nghiên cứu: Vận dụng để xây dựng định hướng trọng tâm trong phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao; Vận dụng trong việc tạo ra các thiết chế “thu hút” nhân lực trong các loại hình tổ chức thuộc viện; Vận dụng trong việc tạo ra động lực thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao; Vận dụng trong việc xác định đối tượng nhân lực KH&CN chất lượng cao để phát triển.

(3) Luận án đã xây dựng được khung mẫu chính sách, khung chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các viện nghiên cứu từ vận dụng tiếp cận lý thuyết di động xã hội với các chính sách ưu tiên như: Chính sách thu hút trong đó nhấn mạnh việc thu hút nhân lực tham gia dự án/nhiệm vụ nghiên cứu; Chính sách đào tạo – bồi dưỡng trong đó chú trọng tăng cường năng lực tự đào tạo, đào tạo gắn với chuyển giao tri thức bao gồm chuyển giao công nghệ trong các dự án/nhiệm vụ nghiên cứu; Chính sách sử dụng; Chính sách hỗ trợ gắn với chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Để thực hiện được khung chính sách trên, một trong số những điều kiện cần lưu ý là việc thực hiện quá trình tự chủ cho viện nghiên cứu, các điều kiện về môi trường làm việc và việc xây dựng các thiết chế phục vụ cộng đồng khoa học.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

- Áp dụng khung chính sách trong việc phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao trong viện nghiên cứu, cùng với đó là các biện pháp quản lý di động xã hội của nhân lực KH&CN chất lượng cao nhằm đảm bảo tuần hoàn chất xám.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

- Xem xét xu hướng di động xã hội của nhân lực KH&CN chất lượng cao theo từng nhóm đối tượng cụ thể (nhân lực trẻ, nhân lực nữ…)

 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án:

Đỗ Thị Lâm Thanh (2015), “Xây dựng chính sách nhân lực khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (5), tr.90-93.

Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đặng Kim Khánh Ly, Đỗ Thị Lâm Thanh (2019), “Vận dụng lý thuyết di động xã hội trong quản lý nguồn nhân lực khoa hoc và công nghệ chất lương cao thích ứng với bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập LXI (4), tr. 24-30.

Nguyen Thi Quynh Anh, Nguyen Van Hieu, Do Hoang Nam, Nguyen Thi Ngoc Anh, Vu Huyen Trang, Nguyen Thu Trang, Pham Minh Thuy, Tran Tien Anh, Do Huyen Trang, Nguyen Thi Tuyet Mai, Do Thi Lam Thanh, Luu Hoang Long (2022), “Determinants of Mobility Management in Higher Education: Evidence from Vietnam”, WSEAS transactions on business and economics (19), pp.962-976.

Trang Vu Phuong, Nguyen Thị Ngoc Anh, Ho The Nam Phuong and Do Thi Lam Thanh (2022), “A discussion on evaluation criteria of technological capacity of the enterprise”, Proceedings of the 5th International Scientific  and  Practical Conference: Science,education,innovation: topical issues and modern aspects (94), ISBN 978-5-9783-4322-5.

Trang Vu Phuong, Vuong Quoc Duy, Nguyen Thi Ngoc Anh, Tran Tien Anh, Ho The Nam Phuong and Do Thi Lam Thanh (2022). “Curent State of Technological Capacity evaluation of Agro-Fisheries processing enterprises in Can Thơ City”, Proceedings of the 6th International Scientific and Practical Conference: Scientific community: Interdisciplinary research (96), ISBN 978-3-512-31217-5.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   |