Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Anh Tài
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh Hà Giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VŨ ANH TÀI                     

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     07/11/1980                                                       

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Số 3201/QĐ-SĐH ngày 8/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh Hà Giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương

8. Chuyên ngành:  Thực vật học                                    

9. Mã số: 62420111

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

-        Luận án đã bổ sung vùng phân bố là Hà Giang cho 331 loài. Xây dựng được danh lục thực vật Hà Giang với 2890 loài thuộc 1117 chi, 214 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.

-        Việc đánh giá đa dạng hệ thực vật đã chỉ ra Hà Giang là nơi có tính chất nhiệt đới không điển hình bằng tỷ lệ số loài lớp Mộc lan so với lớp Hành là 2,9; hệ thực vật có mối quan hệ gần gũi nhất với hệ thực vật Nam Trung Hoa và Ấn Độ, có những đặc trưng bởi các loài đặc hữu hẹp thể hiện sự khác biệt của môi trường sống; chỉ ra sự khắc nghiệt của môi trường sống bởi phổ dạng sống có ưu thế của nhóm chồi trên và tỷ trọng rất thấp của nhóm chồi ẩn;

-        Đã xác định ở Hà Giang có1698 loài thực vật có giá trị sử dụng.

-        Bổ sung vùng phân bố là Hà Giang cho 88 loài trong tổng số 158 loài thực vật bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam.

-        Đánh giá và mô tả thảm thực vật trong sinh khí hậu ấm - ướt và mát - ướt.

-        Luận án thành lập bản đồ thảm thực vật trên quan điểm sinh thái phát sinh (tỷ lệ 1:200.000) có thể ứng dụng trong công tác quản lý, quy hoạch và bảo tồn tài nguyên thực vật, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của địa phương.

-        Các đề xuất nhằm quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên thực vật, thảm thực vật và ứng dụng của bản đồ sinh thái phát sinh thực vật mang tính logic và khoa học.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: áp dụng cho quy hoạch phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, bảo tồn thực vật, chi trả dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ rừng và tài nguyên của Hà Giang

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: khai thác tính ứng dụng của bản đồ và số liệu khác trong quản lý, quy hoạch các khu bảo tồn, phát triển các trung tâm kinh tế nông lâm nghiệp, áp dụng mô hình canh tác trên đất dốc, giám sát đa dạng sinh học và quản lý các loài thực vật quý hiếm.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]     Vũ Anh Tài, Trần Thị Thúy Vân, Nguyễn Hữu Tứ, Phạm Thế Vĩnh, Đào Thị Phượng, Lê Thị Kim Thoa (2013), “Đa dạng tài nguyên thực vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang”, Tuyển tập Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7, ISBN: 978-604-915-044-9, tr. 242-247, Thái Nguyên.

[2]     Vũ Anh Tài (2014), “Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật tỉnh Hà Giang”, Trung ương Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam - Rừng và Môi trường ISSN:1859-1248 số 64, tr.18-21.

[3]     Vũ Anh Tài (2014), “Tính Đa dạng thảm thực vật tỉnh Hà Giang trên quan điểm sinh thái phát sinh thực vật”, Trung ương Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam - Rừng và Môi trường, ISSN 1859-1248 số 66, tr.30-35.

[4]     Vũ Anh Tài, Nguyễn Nghĩa Thìn (2014), “Kết quả điều tra và thống kê các loài thực vật bị đe dọa ở Hà Giang, Việt Nam”, Tạp chí Sinh học T. 36, S. 3, tr.323-

>>>>> Thông tin LA bằng tiếng Anh.                                                                                     

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   |