1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Mạnh Cường
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 21-4-1988
4. Nơi sinh: Đan Phượng - Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4050/QĐ-ĐHKHTN-CTSV, ngày 19/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 1033/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/4/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
7. Tên đề tài luận án: Tổng hợp và đánh giá khả năng xử lý môi trường nước của vật liệu trên cơ sở mangan oxit kích thước nanomet trên nền pyroluzit, laterit.
8. Chuyên ngành: Hóa vô cơ
9. Mã số: 62 44 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Trọng Uyển, trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN
Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nghiêm Xuân Thung, trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã khảo sát được điều kiện hoạt hóa chất nền pyroluzit, laterit tối ưu.
- Đã tổng hợp được vật liệu MnO2 kích thước hạt < 50 nm. Tổng hợp được hệ MnOOH-FeOOH bằng phương pháp đồng kết tủa, kích thước hạt đạt từ 20-50nm. Trong đó, vật liệu MnO2 dạng vô định hình và hệ MnOOH-FeOOH chưa từng được công bố.
- Đã cố định được các hạt MnO2, MnOOH-FeOOH kích thước nano lên silicagen, pyroluzit, laterit đã hoạt hóa; được minh chứng bởi các phương pháp hóa lý hiện đại như EDS, FTIR, XRF, XRD, SEM, TEM, Raman và BET.
- Tạo được vật liệu có tải trọng hấp phụ asen, amoni, mangan, photphat cao; quá trình hấp phụ tuân theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir và quá trình hấp phụ asen được nghiên cứu khá tổng thể và tỷ mỷ bằng một số phương pháp hóa lý hiện đại như EDS, IR, Raman.
- Đã đánh giá khả năng ứng dụng thực tế của vật liệu cho quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm tại nhà máy dệt kim Haprosimex - khu công nghiệp Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Luận án có tính thực tiễn cao, có thể được dùng trong các thiết bị lọc nước sinh hoạt để hấp phụ các cation và anion độc hại như: asen, amoni, mangan, photphat, chất hữu cơ. Ngoài ra có thể sử dụng làm chất xúc tác Fenton dị thể để xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu công nghệ đưa vật liệu vào thiết bị lọc nước tại các hộ gia đình.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Lê Mạnh Cường, Nguyễn Trọng Uyển, Nguyễn Thị Thu Phương (2013), “Tổng hợp và đánh giá khả năng xử lý asen (III) của vật liệu MnO2 kích thước nanomet trên silicagen, pyroluzit”, Tạp chí Hóa học, 51(3AB), tr.311-314.
[2]. Lê Mạnh Cường, Nguyễn Trọng Uyển, Nghiêm Xuân Thung, Trần Hồng Côn (2014), “Tổng hợp hỗn hợp đồng kết tủa FeOOH, MnOOH kích thước nanomet trên laterit để đánh giá khả năng xúc tác cho phản ứng oxi hóa xanh metylen”, Tạp chí Hóa học, 52(5A), tr.205-207.
[3]. Lê Mạnh Cường, Nguyễn Trọng Uyển, Nghiêm Xuân Thung (2015), “Nghiên cứu khả năng xúc tác của vật liệu MnO2 kích thước nanomet trên pyroluzit cho phản ứng oxi hóa xanh metylen”, Tạp chí Hóa học, 53(3E12), tr.346-349.
[4]. Lê Mạnh Cường, Nguyễn Trọng Uyển, Nghiêm Xuân Thung, Trần Hồng Côn (2016), “Đánh giá khả năng hấp phụ asen, photphat của hỗn hợp đồng kết tủa FeOOH, MnOOH kích thước nanomet trên laterit”, Tạp chí Hóa học, 54(5e1,2), tr.348-351.
[5]. Lê Mạnh Cường, Nguyễn Trọng Uyển, Nghiêm Xuân Thung (2016), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ NH4+, Mn(II), photphat của vật liệu MnO2 nano trên pyroluzit”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 21(4), tr.117-122.
[6]. Lê Mạnh Cường, Nguyễn Trọng Uyển, Nghiêm Xuân Thung (2016), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ NH4+, Mn(II), photphat của vật liệu MnO2 nano trên laterit”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học 21(3), tr.116-123.
|