1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Kim Dũng
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/03/1985
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4860/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu áp dụng hệ phương pháp phân tích, xử lý hiện đại xác định cấu trúc móng trước Kainozoi trên một số bể trầm tích thuộc thềm lục địa Việt Nam theo tài liệu trọng lực
8. Chuyên ngành: Vật lý địa cầu
9. Mã số: 62440111
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Đỗ Đức Thanh
Hướng dẫn phụ: TS. Hoàng Văn Vượng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Ø Áp dụng thành công việc giải bài toán ngược cho trường hợp 3D bằng phương pháp lựa chọn để xác định phân bố mật độ lớp đá móng trước Kainozoi các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn thuộc thềm lục địa Việt Nam theo tài liệu trọng lực
Ø Đã kết hợp việc tính đạo hàm tín hiệu giải tích theo hướng của tenxơ gradient trọng lực với giải chập Euler tại các mức nâng trường khác nhau để xác định vị trí và ước tính độ sâu của hệ đứt gãy trong đá móng trước Kainozoi của khu vực nghiên cứu
Ø Đã xây dựng được 3 chương trình bằng ngôn ngữ Matlab theo thuật toán của các phương pháp đã nêu để phân tích, xử lý tài liệu trọng lực.
Ø Đã bổ sung thêm sự phân bố theo diện mật độ lớp đá móng trước Kainozoi, cấu trúc khối, đặc điểm các đứt gãy tồn tại trong lớp đá móng trước Kainozoi, góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm cấu trúc bên trong móng trước Kainozoi của bể trầm tích Sông Hồng và phần Đông Nam thềm lục địa Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Ø Đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một hệ phương pháp phân tích xử lý hiện đại: phương pháp giải bài toán ngược 3D, phương pháp tính trị riêng của ten xơ gradient trọng lực, phương pháp đạo hàm tín hiệu giải tích theo hướng và giải chập Euler để xác định cấu trúc bên trong móng trước Kainozoi.
Ø Xác định được phân bố mật độ, cấu trúc khối tảng và phân bố không gian của đứt gãy trong đá móng trước Kainozoi trên một số bể trầm tích thuộc thềm lục địa Việt Nam
Ø Bổ sung được bộ sơ đồ mới về cấu trúc móng trước Kainozoi trên các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn thuộc thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các kết quả về phân bố mật độ, cấu trúc khối tảng và phân bố không gian của hệ đứt gãy theo tài liệu trọng lực.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Ø Các kết quả thu được của luận án đã cung cấp thêm nguồn tài liệu về cấu trúc bên trong đá móng ở các vùng thuộc bể trầm tích Sông Hồng và phần thềm lục địa Đông Nam Việt nam nên nó có thể được coi là tài liệu tham khảo có ích cho các nghiên cứu khoanh vùng tiềm năng dầu khí và tài nguyên khoáng sản rắn
Ø Mặc dù hệ phương pháp là hiện đại, và các kết quả thu được là rất tốt. Tuy nhiên, do điều kiện về nguồn tài liệu cũng như thời gian không cho phép nên hệ phương pháp chỉ dừng lại ở phân tích, xử lý tài liệu trọng lực. Vì vậy, các đặc điểm về từ tính của đá móng vẫn còn bỏ ngỏ, để đặc điểm này được bổ sung trong bức tranh cấu trúc móng thì hệ phương pháp cần bổ sung thêm các phương pháp phân tích, xử lý tài liệu từ.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Đỗ Đức Thanh, Nguyễn Kim Dũng, (2013), “Xác định phân bố mật độ trong đá móng theo mô hình giải bài toán ngược trọng lực 3D”, Tc các khoa học về trái đất, 35(1),tr.47-52.
[2]. Nguyễn Kim Dũng, Đỗ Đức Thanh (2016), “Using the analytic signal method of gravity gradient tensor (GGT) to determine the location and depth of the faults in the Pre-Cenozoic basement rocks of the Red River trough”, Vietnam Journal of Earth Sciences 38(2), pp.143-152.
[3]. Nguyễn Kim Dũng (2016), “Nghiên cứu áp dụng phương pháp mới phân vùng cấu trúc chính móng trước Kainozoi khu vực vịnh Bắc bộ và lân cận”, Tạp chí khoa học và công nghệ biển 16(4),tr.356-363.
[4]. Nguyễn Kim Dũng, Đỗ Đức Thanh, Hoàng Văn Vượng (2016). “Nghiên cứu áp dụng tổ hợp các phương pháp phân tích, xử lý hiện đại xác định cấu trúc móng trước Kainozoi theo tài liệu trọng lực”, Tạp chí địa chất, A (361-362), tr.103-113
[5]. Nguyễn Kim Dũng, Hoàng Văn Vượng (2016), “Determine the edges and depth of source in the Pre-cenozoic basement by the Euler deconvolution of the directional analytic signals”, Workshop on capacity building on geophysical technology in mineral exploration and assessment on land, sea and island, Publishing house for science and technology, HaNoi.
[6]. Nguyễn Kim Dũng, Đỗ Đức Thanh, Hoàng Văn Vượng (2017), “Áp dụng tổ hợp các phương pháp giải bài toán ngược trọng lực 3D, đạo hàm tín hiệu giải tích theo hướng và độ cong tensor gradient trọng lực xác định cấu trúc móng trước Kainozoi thềm lục địa Đông nam Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển,(đã được đồng ý đăng).
|