Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Những cái "nhất" của báo chí Việt Nam
Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, trở thành cơ quan ngôn luận Trung ương của Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, là tờ báo cách mạng đầu tiên. Số báo thứ nhất phát hành ngày 21-6-1925, và ngày đó vinh dự được chọn làm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Tờ báo quốc ngữ đầu tiên

Tờ báo quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định báo, xuất bản từ năm 1865 đến năm 1897. Đây là một tờ tuần báo, nhưng không ấn định ngày ra. Số trang cũng không ổn định, từ 4 - 12 trang, giá bán lẻ bấy giờ là 0,17 đồng/1số. Gia Định báo là tuần báo do Trương Vĩnh Ký khởi xướng và làm chủ nhiệm, cùng các cộng tác viên Huỳnh Tịnh Của (chủ bút), Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường…Với nội dung giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phổ biến và cổ vũ chữ quốc ngữ, cung cấp kiến thức, thông tin mọi mặt cho nhân dân. Trong suốt 32 năm tồn tại, Gia Định báo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, xứng đáng là tờ báo tổng hợp có giá trị cao và tạo tiền đề cho báo chí Việt Nam phát triển.

Tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên

Nguyệt san Thông loại khoá trình trình bày báo kiểu sách đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục do Trương Vĩnh Ký chủ trì, khổ 16 x 23,5cm phát hành hàng tháng tại miền Nam trong những năm 1888-1898, là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số 1 ra vào tháng 5-1888.

Tờ báo phụ nữ đầu tiên

Báo Nữ giới chung (tiếng chuông của nữ giới), xuất bản vào thứ sáu hàng tuần tại Sài Gòn, là tờ báo chuyên về phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam. Số 1 phát hành ngày 1-2-1818.

Trang quảng cáo trên báo sớm nhất

Khó có thể biết chính xác mẫu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sử báo chí Việt Nam, nhưng trang quảng cáo sớm nhất thì hiện diện đầu năm 1882. Ở số báo thứ 1 của năm 1882, Gia Định báo dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho Nhà thuốc PharmacieReynaud. Từ đó, quảng cáo trở thành một trang cố định, xuất hiện thường kỳ trên Gia Định báo và hoạt động quảng cáo cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác.

Khổ báo nhỏ nhất, lớn nhất

Khuôn khổ báo nhỏ nhất là tờ Công nông binh của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh xuất bản trong những năm 1930 - 1931, kích thước 13 x 19cm. Còn khuôn khổ lớn nhất là nhật báo Người Việt, phát hành tại Sài Gòn năm 1971, với kích thước 49 x 84cm.

Tên báo ngắn nhất, dài nhất

Tuần báo Em xuất bản tại Sài Gòn năm 1948 là tờ báo có tên ngắn nhất. Kỷ lục hoàn toàn ngược lại thuộc về một tạp chí kinh tế đối ngoại hiện hành của Bộ Giao thông vận tải, mang tên Thương mại và Hợp tác quốc tế giao thông vận tải.

Báo tồn tại ngắn nhất, lâu nhất

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, có một số tờ báo tồn tại rất ngắn: chỉ xuất bản 1 số rồi đình bản, chẳng hạn như tạp chí giáo dục và thương mại mang tên Á - Âu phát hành tại miền Nam, chỉ ra được 1 số duy nhất ngày 1-1-1942. Ngược lại, có nhiều tờ báo tồn tại liên tục nhiều năm, điển hình là Báo Lao động ra số đầu tiên ngày 14-8-1929, báo liên tục phát triển và ngày nay được bạn đọc cả nước mến mộ.

Những tờ báo có tên lạ nhất

Có lẽ, tờ báo lạ nhất thế giới có tên là BA RỀỀN. Chữ BA “RỀỀN” phải viết đúng tên manchette có 2 chữ “ề” vì “ba rềền” còn có nghĩa là “ba rên”, đó là nỗi khổ nhọc mỗi khi qua đèo. Nơi đây đã có một tờ báo ra đời vào năm 1947, do các nhà báo Võ Văn ấp, Trần Chân Kinh, Đỗ Thiên Ngô, Đoàn Khắc Nội và Lương Khôi đảm trách. Báo ra 3 tháng 1 kỳ, số lượng phát hành chỉ có 7 bản viết tay, do các chị đi buôn từ vùng địch hậu Ba Đồn “chuyển phát nhanh” đến 7 trạm giao liên trên đường Trường Sơn để đưa các tin, bài theo các đoàn quân đi đánh giặc. Số lượng phát hành lạ nhất thế giới đã đành, còn lạ hơn nữa là báo viết tay nhưng vẫn có trang bìa màu, như số báo xuân năm 1947 dùng thuốc đỏ thay màu đỏ và thuốc kinakrine thay màu vàng tô tranh bìa, vẽ ảnh lính giao thông gánh đôi thúng vật liệu đi giữa rừng mai vàng. Tuy báo tồn tại chưa đến 3 năm nhưng tờ báo BA RỀỀN đến nay vẫn còn rền vang những âm thanh hào hùng gian khó của một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, ngang qua Đồng Hới, Quảng Bình.

Tiếp đến là tờ Tiếng dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng bên sông Hàng Bè, cố đô Huế. Trước mùa thu cách mạng bùng nổ, tờ Tiếng dân cũng đã in bản khắc gỗ như tờ báo khác. Cụ Tổng biên tập họ Huỳnh luôn vận áo dài đen, khăn đóng, mang giày Tây ngồi ra phía cửa trước của toà soạn, độc giả vào chào cụ để mua báo, nhưng thường không trả bằng tiền mà đưa ra mấy điếu thuốc lá Cẩm Lệ, mỗi điếu 1 tờ. Cụ Tổng biên tập ân cần trao sản phẩm văn hóa cùng vài lời thăm hỏi. Thuốc lá có thể cụ Huỳnh giữ để hút hay phân chia cho anh em trong toà soạn.

 Sưu tầm - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   |