Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Nhớ GS.VS Nguyễn Văn Đạo: Trước tiên và trên hết, ông là nhà khoa học
Một ngày đầu thu, những người làm cơ học của Việt Nam đã hội tụ tại Hà Nội để cùng nhau nhớ về một người thầy, một người anh, người đã có công lớn đối với ngành Cơ học nước nhà, GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh của ông.

Mỗi một tham luận được trình bày, mỗi một kỷ niệm về ông được nhắc đến, như một nén nhang cầu chúc cho hương hồn ông thanh thản cõi vĩnh hằng, dù sự ra đi quá đột ngột vì một tai nạn bất ngờ của ông khiến cho đến giờ, hơn 270 ngày sau, người ta vẫn không muốn tin đó là sự thật. Nhà khoa học lớn ấy, nhà quản lý tài năng ấy, con người giàu lòng nhân ái, luôn nặng lòng với cuộc đời ấy dường như vẫn hiện diện quanh những người đã từng được quen biết và làm việc cùng ông.

Lần đầu tôi gặp ông là khi ông được bổ nhiệm làm Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1993. Dạo ấy, nhiều người băn khoăn về mô hình này, lo rằng nó chỉ là “bình mới, rượu cũ”, ĐH Quốc gia chỉ là “phép cộng đơn thuần” của những trường thành viên. Những sự hoài nghi ấy đã được tôi thể hiện thành khá nhiều bài báo, “góp phần” làm tăng thêm những khó khăn của ông cũng như của một tổ chức giáo dục mới. Nhưng rồi, tôi được chứng kiến ông đã cùng tập thể cán bộ, sinh viên vượt qua muôn vàn khó khăn trở ngại về cơ chế, về nhận thức và tâm lý hoài nghi, để khẳng định cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực và cơ chế tự chủ cao của ĐH Quốc gia trong suốt 7 năm ông giữ cương vị giám đốc . Nói về vai trò của ông trong những ngày đầu vô cùng gian khó ấy, đúng như GS. VS Đào Trọng Thi khẳng định: Các quan điểm và hoạt động quyết liệt của ông, đặc biệt về quyền tự chủ của đại học, như một bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học, là những đóng góp quan trọng đối với sự hình thành và phát triển một mô hình đại học tuy đã tồn tại lâu trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ ở Việt Nam, tạo tiền đề cho việc khẳng định và hoàn chỉnh mô hình ĐH Quốc gia ngày nay. Bản lĩnh, sự sáng suốt và nhiệt huyết của ông đối với sự phát triển giáo dục đại học cho đến những ngày cuối đời vẫn vẹn nguyên như thế. Trước ngày ông ra đi mãi mãi, ông đã trả lời phỏng vấn báo Hànộimới về vấn đề tự chủ của trường ĐH, vẫn với những quan điểm rất tiên tiến, những suy nghĩ sâu sắc và bản lĩnh của nhà khoa học, nhà quản lý giỏi. Ông đã thẳng thắn nói về những điều người ta ngại nói với một tinh thần xây dựng và một tấm lòng tha thiết mong muốn giáo dục ĐH Việt Nam phải đổi mới.

Suốt cuộc đời mình, ông đã trải qua nhiều cương vị quản lý: Chủ nhiệm bộ môn Cơ học lý thuyết trường ĐH Bách khoa, Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Khoa học Việt Nam, Viện trưởng sáng lập Viện Cơ học Việt Nam, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội… nhưng trên hết, lúc nào ông cũng là nhà khoa học có tầm nhìn xa và rộng. Từ khi vừa tròn 20 tuổi, tốt nghiệp khoa Toán, trường ĐH Sư phạm và về dạy tại ĐH Bách khoa cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc đời ông luôn say mê nghiên cứu cơ học, ngành khoa học mà ông đã có công xây dựng nó trở thành một ngành độc lập và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế của đất nước. Là nhà khoa học, ông luôn day dứt đến trách nhiệm của người làm khoa học đối với phát triển sản xuất, trước hết là đối với công nghệ, kỹ thuật. Đưa khoa học phục vụ sản xuất là mục tiêu luôn luôn thôi thúc ông. Chỗ nào có cơ hội đưa những thành tựu cơ học vào sản xuất là ông tìm đến. Tôi vẫn còn nhớ, một buổi sáng chủ nhật, ông đã gọi điện lôi tôi ra khỏi nhà để đến Hải Dương tìm gặp bác nông dân tự chế tạo máy cắt hành. Hay như việc ông đã mất không ít công sức để tìm mọi cách thuyết phục xã hội chấp nhận để máy bay siêu nhẹ cất cánh thử nghiệm và trước hôm mất mấy ngày, ông còn thôi thúc việc xin phép Chính phủ cho phép chiếc máy bay VAM2 bay thử nghiệm. Để tập hợp được những nhà khoa học, để các nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn, ông cũng đã thuyết phục cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng Viện Cơ học ứng dụng tại TP Hồ Chí Minh. Cơ học lý thuyết ở Hà Nội, Cơ học ứng dụng tại TP Hồ Chí Minh đã liên kết các nhà cơ học của đất nước vì sự phát triển của ngành Cơ và phục vụ cho sự phát triển nhiều ngành kinh tế. Không chỉ tập hợp đội ngũ, hơn thế ông còn tạo cho các nhà cơ học có niềm tin vững chắc vào chính bản thân mình. Ông thường tâm sự với anh em, muốn làm nhiều việc và làm tốt mọi việc thì phải dám chịu trách nhiệm một cách công khai với những đề xuất của mình và chấp nhận sự va chạm. Bản lĩnh của một nhà khoa học luôn đứng vị trí hàng đầu, luôn dám chịu trách nhiệm, luôn có tâm trong sáng đã khiến ông trở thành một “cây đại thụ” trong làng khoa học Việt Nam, được giới khoa học thế giới biết đến và công nhận. Bởi thế, ông đã được công nhận là Viện sĩ của 3 Viện hàn lâm: Ucraina, Tiệp Khắc và các nước thứ 3. Với các công trình nghiên cứu gồm trên 100 bài báo, báo cáo khoa học, giáo trình, sách tham khảo…, và đặc biệt là công trình “Dao động phi tuyến của các hệ động lực”, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2000.

Tiếc thay, nhà khoa học xuất sắc ấy đã ra đi mãi mãi vào đúng cái ngày ông dự định trình bày một báo cáo mới của mình tại một hội thảo khoa học quốc tế, để dang dở biết bao ý tưởng, bao dự định táo bạo, bao hoài bão muốn cống hiến cho đời.

 Bài: Kim Thoa; Ảnh: Ngọc Diệp - Bùi Tuấn - Báo Hà Nội mới
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   |