Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam – EU 2023: Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh mới
Chiều 9/11/2023, tại Hà Nội đã khai mạc diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam – EU 2023 với chủ đề tập trung vào các vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Diễn đàn thu hút hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia, đối tác, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế tham dự.

 

Diễn đàn bao gồm 1 phiên toàn thể (ngày 9/11 tại Khách sạn Pullman) và 3 phiên thảo luận chuyên đề (ngày 10/11 tại Trường Đại học Kinh tế).

Diễn đàn là một dấu mốc trọng đại khi chúng ta đang cùng nhau kỷ niệm 33 năm hình thành và phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) (28/11/1990 – 28/11/2023). Trong dòng chảy của sự kết nối này, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đăng cai sự kiện Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-EU 2023, đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc củng cố mối quan hệ bền chặt, thân tình giữa nhân dân hai khu vực.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn tham dự diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn ông Bartosz Cieleszynski, Phó trưởng Ban Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết: Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam – EU 2023 (VEF 2023) do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp với Đại học Kinh tế Cracow (Ba Lan), Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO), Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại EU (VBAE) tổ chức. Đây là nơi tập hợp các nhà hoạch định chính sách, học giả, doanh nhân Việt Nam và EU để cùng trao đổi, thảo luận cách thức thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai khu vực.

Ông Bartosz Cieleszynski nhấn mạnh: EU coi thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong 3 trọng tâm của Chương trình hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2021-2027. Việt Nam và EU cũng đã triển khai nhiều dự án hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, xây dựng và hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, chuyển đổi năng lượng cân bằng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Nhìn chung, mối quan hệ giữa châu Âu và châu Á và mối quan hệ giữa Việt Nam & EU là một mối quan hệ được định hình bởi một hàng loạt các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Sự gia tăng của toàn cầu hóa, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình mối quan hệ này, khi cả hai khu vực đều cố gắng cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và chiến lược của họ trong khi đồng thời đối phó với những thách thức toàn cầu quan trọng. Khi thế giới tiếp tục thay đổi và xuất hiện những thách thức mới, châu Âu và châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ cần phải tiếp tục hợp tác để đối phó với những thách thức này và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phát triển bền vững. 

Chia sẻ tại diễn đàn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Kinh tế Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh: Trong bối cảnh cơ hội và thách thức đặt ra, Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam - EU 2023 (VEF2023) do Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN và các đơn vị phối hợp tổ chức, hướng tới các mục tiêu: Tìm hiểu mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và châu Âu trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, và châu Âu. Đánh giá thực trạng và tìm giải pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp chính sách, tài chính, kỹ thuật và xã hội hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng.

Đây là một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam và các nước EU trình bày và thảo luận những vấn đề về hợp tác phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, thích ứng với khí hậuphát triển bền vững giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh hiện nay. Diễn đàn này sẽ mở ra những hợp tác mới trong nghiên cứu giữa các trường đại học thuộc ĐHQGHN với các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp, tổ chức phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và EU, hướng tới giải quyết các vấn đề lớn về phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam và các quốc gia EU.

Bà Claudia Anselmi, Phó Chủ tịch, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham chia sẻ: Những sự kiện này thể hiện sự cống hiến của EuroCham trong việc thúc đẩy quan hệ kinh doanh giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, đồng thời nhấn mạnh mô hình chuỗi cung ứng xanh hơn và linh hoạt hơn. Bà Claudia Anselmi khẳng định với tầm nhìn chung của chúng ta, các mục tiêu chung mà chúng ta đặt ra và những cầu nối hiểu biết mà chúng ta xây dựng hôm nay sẽ định hình nên một tương lai thịnh vượng, bền vững và hài hòa cho cả Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

 

Tại phiên toàn thể, 03 diễn giả sẽ mang đến ba tham luận chính đề cập đến các khía cạnh khác nhau xoay quanh mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU. Bài tham luận thứ nhất do Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Bộ Công thương trình bày mang đến cái nhìn tổng thể về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU); Tham luận thứ 2 đến từ Ông Florian Beranek, Thành viên Ban điều hành, Phòng Thương mại Trung và Đông Âu tại Việt Nam với nội dung gắn với cơ hội và tiềm năng hợp tác, kinh doanh đối với các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam và EU; Tham luận thứ 3 do GS.TS Joaquin Goyache Goni, Hiệu trưởng, Đại học Complutense Madrid trình bày về những kinh nghiệm của Châu Âu đối với hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo gắn với mô hình phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh rất thành công tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU).

Các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến trong phần thảo luận bàn tròn sau các Bài thuyết trình tham luận chính (Keynote), bao gồm: Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Bộ Công thương, Ông Florian Beranek, Thành viên Ban điều hành, Phòng Thương mại Trung và Đông Âu tại Việt Nam, GS.TSKH Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, Ông Phạm Văn Hiến, Phó Chủ tịch, Liên hiệp các hội DN Việt Nam tại châu Âu, GS. Ewa Slezak-Belowska, Đại học Kinh tế Cracow, Ba Lan, TS. Roland Pac, Đại học Civitas Collegium, Ba Lan, GS.TS Lee Keun-Jae, Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc và PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (Điều hành phiên thảo luận).

 

Phiên thảo luận bàn tròn đã diễn ra sôi nổi, có chiều sâu về các vấn đề mà cộng đồng học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Việt Nam và EU đều quan tâm như các điểm nghẽn cần khai thông để Việt Nam đón nhận và hấp thụ được dòng vốn FDI xanh từ EU, để hỗ trợ các SMEs hai bên kết nối được vào các chuỗi giá trị toàn cầu, hay các giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế từ EVFTA…

Cũng tại phiên toàn thể, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN giới thiệu ra mắt cuốn sách “Khía cạnh Kinh tế-Chính trị của Quan hệ Âu-Á” (tiếng Anh) do các tác giả PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS Nguyễn An Thịnh (Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN), PGS.TS Ewa Ślęzak-Belowska và PGS.TS Marcin Salamaga (Trường Đại học Kinh tế Krakow, Ba Lan) là chủ biên.

Tại ngày thứ 2, 10/11/2023 của Diễn đàn, ba phiên họp chuyên đề tập trung vào 3 nội dung: (1) Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – EU; (2) Chính sách nền kinh tế xanh và nền kinh tế các bon thấp tại các nước Việt Nam và EU; và (3) Hợp tác giáo dục, văn hóa, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa các nước Việt Nam và EU.

Đôi nét về Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội:

Trường Đại học Kinh tế là một đơn vị thành viên của ĐHQGHN. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.

Trường đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu. Trường đã được ghi nhận là đơn vị chủ lực, tiên phong, dẫn đầu đóng góp chính vào kết quả xếp hạng ĐHQGHN đứng top 501-550 thế giới ở lĩnh vực Kinh doanh và Nghiên cứu Quản lý do Bảng xếp hạng QS danh tiếng công bố vào năm 2023, cũng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được xếp hạng. Đặc biệt, Trường Đại học Kinh tế cũng là đơn vị đóng góp giá trị vào kết quả của ĐHQGHN khi là đại học công lập đầu tiên của Việt Nam được Time Higher Education xếp hạng 601-800 ở lĩnh vực Kinh doanh và Kinh tế trong kỳ đánh giá 2024.

Trường đã và đang thực hiện nhiều dự án/đề án nghiên cứu với các nước trong khu vực và trên thế giới với sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Thông qua các mạng lưới nghiên cứu quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã và đang tạo ra một môi trường học thuật bổ ích, giúp các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ động trao đổi, giao lưu tri thức với các đồng nghiệp trong mạng lưới nghiên cứu quốc tế; đồng thời thu hút được nhiều diễn giả quốc tế đến trường tham gia hội thảo, trao đổi học thuật và làm việc.

 

 Ánh Dương - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   |