1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐÀM DUY ÂN
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/11/1975
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 231/QĐ-SĐH ngày 01/02/2010 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng mô hình CMAQ đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí tại một số khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
8. Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
9. Mã số: 62440301
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Mai Trọng Thông
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Lần đầu tiên nghiên cứu ứng dụng chuỗi dữ liệu phát thải REAS v2.1 với kích thước lưới phát thải 0.25o x 0.25o để xây dựng bản đồ phát thải, tính toán chất lượng không khí và sự đóng góp của các nguồn thải lớn (nguồn thải từ giao thông, công nghiệp, dân sinh, các nguồn khác).
- Lần đầu tiên nghiên cứu sự biến thiên theo chiều cao một số chất ô nhiễm không khí tại khu vực lựa chọn nghiên cứu.
- Lần đầu tiên tính toán tổng lắng đọng khô một số chất trong khu vực lựa chọn nghiên cứu dựa trên các kết quả của mô hình.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Nghiên cứu của luận án có thể góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới trong đánh giá chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam bằng việc sử dụng các dạng dữ liệu có quy mô khu vực và quy mô toàn cầu.
- Cung cấp một số kết quả ban đầu của việc nghiên cứu đánh giá biến thiên nồng độ chất ô nhiễm theo chiều cao bằng mô hình toán học. Từ đó xác định có thể ứng dụng mô hình toán học trong nghiên cứu, tính toán, mô phỏng biến thiên chất ô nhiễm theo chiều cao.
- Có thể ứng dụng phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí bằng mô hình CMAQ để giải quyết các vấn đề thực tiễn đối với môi trường không khí như: Đánh giá tác động môi trường, qui hoạch môi trường, qui hoạch mạng lưới điểm quan trắc, công tác giám sát, cảnh báo ô nhiễm và quản lý CLKK Vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Cần có nghiên cứu sâu hơn về lắng đọng khô cũng như các quá trình ảnh hưởng đến mức độ lắng đọng khô tại khu vực lựa chọn nghiên cứu và toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Cần nghiên cứu sâu hơn nữa về phân bố nồng độ các chất ô nhiễm theo chiều cao đặc biệt là các chất dễ tham gia các phản ứng hóa học trong khí quyển.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Đàm Duy Ân, Lê Văn Linh, Đàm Duy Hùng (2015), “Sử dụng mô hình CMAQ đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp đến ô nhiễm không khí”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 31 (3S), tr. 6-13.
[2] Đàm Duy Ân, Lê Văn Linh, Đàm Duy Hùng, Mai Trọng Thông (2016), “Đánh giá ảnh hưởng của lan truyền xuyên biên giới đến lắng đọng khô tại Miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 32 (3S), tr. 1-6.
[3] Đàm Duy Ân, Lê Văn Linh, Đàm Duy Hùng, Mai Trọng Thông (2016), “Đánh giá tổng cột tầng đối lưu NO2 và O3 từ mô hình CMAQ và vệ tinh AURA/OMI”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề II, tr. 27-32.
[4] Đàm Duy Ân, Lê Văn Linh, Đàm Duy Hùng, Mai Trọng Thông (2016), “Đánh giá lắng đọng khô cho khu vực miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề III, tr. 51-55.
[5] Đàm Duy Ân, Lê Văn Linh, Đàm Duy Hùng, Nguyễn Thị Hạnh (2016), “Sử dụng mô hình CMAQ đánh giá lắng đọng khô cho khu vực Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, Chuyên đề I, tr. 15-20.
|