Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Ngô Quỳnh Hoa
Tên đề tài: Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

1. Họ và tên: Ngô Quỳnh Hoa                                           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/02/1975.                                                 4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3239/QĐ-ĐHQGHN, ngày 22/08/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2017

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):

- Quyết định số 363/QĐ-KL ngày 29/4/2020 của chủ nhiệm khoa Luật về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

- Quyết định trả về địa phương số: 948/QĐ-KL ngày 21/08/2020 của Chủ nhiệm Khoa luật.

7. Tên đề tài luận án: Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

8. Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và Pháp luật

9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Một là, làm rõ cách tiếp cận về GDPL trên cơ sở quyền con người và quyền, nghĩa vụ của NLĐ;

Hai là, xác định được và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về GDPL cho NLĐ ở Việt Nam qua việc trong nghiên cứu không chỉ đề cập đến kết quả mà làm rõ các yếu tố đặc thù của NLĐ và GDPL cho NLĐ; phân tích, đánh giá một cách khoa học dưới tác động của nhân tố khách quan, chủ quan làm tiền đề thực tiễn để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này;

Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng làm rõ bức tranh tổng thể về GDPL cho NLĐ ở Việt Nam. Trong đó, đặt GDPL cho NLĐ trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu và ra nhập các Hiệp định thương mại có liên quan đến NLĐ. Đồng thời, phân tích, đánh giá hệ thống thực trạng pháp luật về GDPL nói chung, cho NLĐ nói riêng, văn bản pháp luật tác động trực tiếp đến NLĐ; thực trạng tổ chức GDPL cho NLĐ; làm rõ những kết quả đạt được và những vấn đề còn là điểm nghẽn, khoảng trống, những khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Bốn là, đưa ra các khuyến nghị về mặt khoa học thông qua việc xây dựng  các quan điểm, yêu cầu, đề xuất và luận giải hệ thống các giải pháp theo hướng tiếp cận quyền cho NLĐ; trên cơ sở xác định rõ yêu cầu, bối cảnh tác động tới GDPL cho NLĐ trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay .

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung, củng cố cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện, đảm bảo tính phù hợp, khả thi và nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho NLĐ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay theo hướng đảm bảo quyền quyền con người, quyền, nghĩa vụ của NLĐ;

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Với mục đích nghiên cứu góp phần xây dựng, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận của GDPL cho NLĐ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam; đánh giá thực trạng GDPL cho NLĐ trong các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đề xuất một số quan điểm và giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho NLĐ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án là tiền đề, gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới để đảm bảo quyền quyền con người, quyền, nghĩa vụ của NLĐ. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần có nhận thức sâu sắc, toàn diện, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, các chủ thể GDPL và NLĐ; tổ chức thực hiện tốt các giải pháp, tháo gỡ những điểm nghẽn, bổ sung, hoàn thiện những khoảng trống về pháp luật và tổ chức GDPL cho NLĐ để thực sự NLĐ được bảo đảm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện nghĩa vụ của NLĐ; họ sẽ là lực lượng quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm lập quốc) “trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Ngô Quỳnh Hoa (2017), "Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả đối với thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Nhịp cầu tri thức, 2(95), tr. 45-48.

Ngô Quỳnh Hoa (2020), "Giáo dục pháp luật cho người lao động - những vấn đề đặt ra trong thời gian tới", Tạp chí Công thương, (27), tr. 38-42.

Ngô Quỳnh Hoa (2020), "Nội dung và hình thức giáo dục pháp luật cho người lao động trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (345), tr. 3-7.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   |