Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
40 năm nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo cán bộ lưu trữ bậc đại học và sau đại học ở trường ĐHKHXH&NV
Trong các trường đại học, đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản. Nghiên cứu khoa học để phục vụ đào tạo. Ngược lại, đào tạo có vai trò thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Khác với giáo viên của các cấp đào tạo phổ thông và trung học chuyên nghiệp, giảng viên đại học không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt các tri thức khoa học mà còn phải hướng dẫn cho sinh viên những phương pháp khoa học để họ có thể tự mình tiếp cận và sáng tạo ra những tri thức mới.

Nhân dịp kỷ niệm bốn mươi năm đào tạo cán bộ lưu trữ bậc đại học ở Việt Nam (1967-2007), thông qua tham luận này chúng tôi muốn đánh giá lại những kết quả mà các cán bộ, giảng viên của Bộ môn Lưu trữ trước đây và Khoa Lưu trữ học & Quản trị văn phòng thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay đã đạt được trong lính vực nghiên cứu khoa học; đồng thời đánh giá những đóng góp của hoạt động này đối với kết quả đào tạo cán bộ lưu trữ bậc đại học và sau đại học. Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng đặt ra một số vấn đề nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa trong thời gian tới.

1. Đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với hoạt động đào tạo, ngay từ khi mới thành lập, các cán bộ của Bộ môn Lưu trữ đã có những bài viết đầu tiên đăng trên tạp chí của ngành (năm 1968)(1). Từ đó đến nay, hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn luôn được các cán bộ xác định là nhiệm vụ thường xuyên. Ngoài các bài viết đăng trên tạp chí của ngành và các tạp chí khoa học khác, các giảng viên còn triển khai hộat động nghiên cứu khoa học thông qua việc thực hiện các đề tài từ cấp cơ sở đến cấp bộ, ngành; hoàn thành các luận văn, luận án; biên soạn hệ thống giáo trình, bài giảng...

Về mặt số lượng, trong 40 năm qua, theo thống kê chưa đầy đủ, cán bộ của Bộ môn trước đây và Khoa hiện nay đã có hàng trăm bài viết trên các tạp chí; chủ trì và tham gia hàng chục đề tài cấp bộ, cấp Đại học Quốc gia và hướng dẫn hơn 50 luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và hàng trăm khoá luận tốt nghiệp có nội dung liên quan đến các vấn đề của lưu trữ học; biên soạn hàng chục giáo trình, bài giảng.

Dưới đây là bảng thống kê số lượng các công trình nghiên cứu khoa học do cán bộ của bộ môn trước đây và khoa hiện nay thực hiện (2).

STT

Các loại công trình NCKH

Số lượng

1

Số lượng bài đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài ngành

175

2

Đề tài các cấp đã nghiệm thu (chủ trì và tham gia)

44

3

Sách chuyên khảo, giáo trình, bài giảng

25

Cũng qua số liệu thống kê, chúng tôi thấy, những cán bộ có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên đều có bình quân từ 1,5 đến 2,5 bài viết tạp chí / 1năm; chủ trì và tham gia từ 4-15 đề tài khoa học; công bố từ 3- 8 sách chuyên khảo, giáo trình và bài giảng. Trong khi đó, các cán bộ trẻ mới có bình quân 0,5 bài viết/ 1 năm, nhưng hầu hết lại đã và đang chủ trì ít nhất 1 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở và tất cả đều đã có bài giảng được nghiệm thu. Như vậy có thể thấy trước đây, việc viết bài trên tạp chí được các cán bộ quan tâm nhiều hơn, những do quan điểm, nhận thức của từng giai đoạn, nên số lượng đề tài được giao đảm nhận không nhiều. Hiện nay, cán bộ trẻ chưa giành nhiều thời gian cho việc viết bài đăng tạp chí, nhưng lại được Trường và Khoa tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc đăng ký và triển khai các đề tài từ cấp cơ sở trở lên.

Tuy nhiên, cũng qua số liệu thống kê, chúng tôi thấy số lượng sách chuyên khảo và giáo trình do cán bộ trong Khoa biên soạn chưa nhiều, các bài viết chủ yếu mới chỉ được đăng trên tạp chí của ngành mà chưa mở rộng sang một số tạp chí khác có liên quan. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc quảng bá hình ảnh và uy tín của ngành và Khoa ra ngoài xã hội. Nội dung của một số bài viết còn lặp đi lặp lại trong các bài viết khác; một số đề tài cơ bản mới chỉ dừng lại ở việc hệ thống hoá các vấn đề, chưa đưa ra những lý giải sâu sắc và những biện pháp có tính đột phá. Điều này đã làm giảm tính chất khoa học và tính mới trong một số công trình nghiên cứu. Đây cũng là những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

- Thứ hai, các công trình nghiên cứu của cán bộ trong khoa đã đặt ra và đề cập đến hầu hết những vấn đề cơ bản và chủ yếu của lưu trữ học và công tác lưu trữ. Thông qua những công trình nghiên cứu của mình, nhiều cán bộ của Khoa đã đặt ra và có những đóng góp nhất định nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác lưu trữ. PGS Vương Đình Quyền có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tổ chức mạng lưới các kho lưu trữ, về phân loại và xác định giá trị tài liệu lưu trữ, về lịch sử lưu trữ Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm trong thời gian công tác tại Bộ môn Lưu trữ - Lịch sử đã có nhiều đóng góp về lĩnh vực xác định giá trị tài liệu và vấn đề khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ với tư cách là một nguồn sử liệu. Những công trình nghiên cứu của PGS Nguyễn Văn Hàm lại tập trung và đóng góp nhiều về vấn đề phân loại và công bố tài liệu lưu trữ. PGS.TS Đào Xuân Chúc có nhiều bài viết về lĩnh vực lưu trữ tài liệu nghe nhìn. Những công trình của PGS. TS Vũ Thị Phụng lại tập trung vào vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ; vấn đề tổ chức và quản lý tài liêu lưu trữ của các doanh nghiệp... Cũng qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu của cán bộ trong khoa thường tập trung nghiên cứu nhiều về những vấn đề lý luận và thực tiễn của các nghiệp vụ lưu trữ. Tuy nhiên, còn khá nhiều lĩnh vực của Lưu trữ học chưa được cán bộ trong khoa quan tâm vàchưa có nhiều công trình nghiên cứu như: Lý luận và thực tiễn tổ chức và quản lý công tác lưu trữ ở các cơ quan, doanh nghiệp; lý luận và thực tiến về thu thập và bổ sung tài liệu vào các lưu trữ; các phương pháp mới trong bảo quản tài liệu lưu trữ; vấn đề xây dựng hệ thống luật pháp lưu trữ ở Việt Nam và thế giới; lý luận và phương pháp lưu trữ các tài liệu đặc thù...

- Thứ ba, Kết quả nghiên cứu khoa học trên đây đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa trong suốt 40 năm qua, thể hiện trên những điểm cơ bản sau đây:

Trước hết, hoạt động và kết quả nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Đây là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi lẽ, như trên chúng tôi đã trình bày, giảng viên đại học khác với giáo viên phổ thông ở chỗ họ không chỉ có nhiệm vụ cung cấp kiến thức mà còn phải chỉ cho sinh viên con đường để tiếp cận với những tri thức mới. Yêu cầu này đòi hởi các giảng viên phải nắm vững những phương pháp nghiên cứu và phải ững dụng những phương pháp đó để tìm tòi, khám phá tri thức nhân loại, tri thức về ngành nghề thông qua việc triển khai các đề tài nghiên cứu. Có như vậy các giảng viên mới có đủ khả năng hướng dẫn sinh viên để họ tiếp tục khám phá và trang bị thêm cho mình những tri thức mới mà trong 4 năm học, nhà trường không thể cung cấp hết. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng giúp các giảng viên có thể hệ thống và cập nhật thông tin về từng lĩnh vực cụ thể, nâng cao bản lĩnh khoa học, đồng thời hạn chế sự cứng nhắc, bảo thủ trong tư duy.

Kết quả nghiên cứu khoa học còn được sử dụng để biên sọan các giáo trình và bổ sung kiến thức vào bài giảng của các giảng viên. Do thời lượng giờ lên lớp về lý thuyết không nhiều, trong khi đó lượng kiến thức lại rất lớn, vì thế sinh viên đại học phải đọc và tích luỹ kiến thức qua việc đọc thêm giáo trình, bài giảng và sách chuyên khảo. Chính vì vậy, các giáo trình ở đại học phải thường xuyên được sửa đổi và bổ sung để cập nhật những kiến thức mới. Nếu không nghiên cứu khoa học thì việc bổ sung, sửa đổi giáo trình sẽ không thể thường xuyên, sinh viên không thể mở mang kiến thức.

Việc biên soạn giáo trình, bài giảng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của các giảng viên đại học. Khi biên soạn giáo trình, bài giảng, các giảng viên phải hệ thống hoá kiến thức, phải nắm vững các kết quả nghiên cứu của giới khoa học, phải định hướng cho sinh viên khi giới nghiên cứu còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong những năm qua, tuy số lượng giáo trình, bài giảng do cán bộ trong khoa biên soạn chưa nhiều, nhưng đây là những tài liệu tham khảo không thể thiếu của sinh viên trong khoa và các cơ sở đào tạo khác trong cả nước về lĩnh vực lưu trữ học.

Cuốn giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” do các cán bộ trong bộ môn biên soạn từ năm 1982 đã được xuát bản và trở thành tài liệu tham khảo chính cho sinh viên khi học các môn chuyên ngành lưu trữ học từ đó đến nay. Ngoài ra, giáo trình “ Văn bản và Lưu trữ học đại cương” do hai PGS : Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Hàm biên soạn cũng là tài liêu tham khảo chính cho các sinh viên, học sinh các ngành không chuyên về lưu trữ. Ngoài ra, một số cán bộ của Khoa còn tham gia biên soạn các giáo trình, bài giảng về lưu trữ cho một số trường đại học và cáo đẳng, trung cấp trong cả nước. Hiện nay, các cán bộ trong Khoa đang tiếp tục thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và sau khi nghiệm thu, những kết quả nghiên cứu đã được các giảng viên kịp thời bổ sung vào các bài giảng để phục vụ cho việc chuyển đổi từ theo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ...

Phần 2. Một số định hướng nghiên cứu khoa học của khoa trong thời gian tới

Hiện nay và sắp tới, những vấn đề về lý luận và thực tiễn của lưu trữ học vẫn là một trong những định hướng nghiên cứu cơ bản của khoa. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hiện nay khoa đang tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, Khoa luôn xác định nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của các gỉảng viên. Vì thế, yêu cầu hàng năm, tất cả các cán bộ đều phải có ít nhất từ 1-2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học. Các cán bộ trẻ phải đảm nhận đề tài cấp trường, sau đó tiếp tục được giao thực hiện đề tài cấp Đại học quốc gia và các đề tài cấp cao hơn. Hàng năm, tất cả cán bộ trong khoa đều phải tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

- Thứ hai, hiện nay và sắp tới, Khoa sẽ triển khai thực hiện một số đề tài cấp đặc biệt để nghiên cứu giới thiệu những nguồn sử liệu là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là việc triển khai nghiên cứu toàn diện các vấn đề về lý luận và thực tiễn của lưu trữ học Việt Nam, để từ đó thẩm định lại những lý thuyết cơ bản, xem xét và phát hiện những vấn đề không còn phù hợp và bổ sung những lý thuyết mới về lưu trữ học.

- Thứ ba, Khoa chủ trương thường xuyên duy trì các hoạt động seminar khoa học ở cấp bộ môn và cấp khoa để các giảng viên có điều kiện trao đổi, tranh luận những vấn đề khoa học, nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy.

- Thứ tư, trong thời gian tới, Khoa sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác với các cơ quan lưu trữ ở trung ương và địa phương trong hoạt động nghiên cứu khoa học để góp phần kiểm chứng lý luận và cùng các cơ quan lưu trữ giải quyết một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn...

Với định hướng trên, chắc chắn hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động đào tạo của khoa trong thời gian tới.



(1): Năm 1968, một năm sau khi thành lập bộ môn, các giảng viên Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền đã có bài viết đăng trên tập san Công tác lưu trữ (sau này là Tạp chí Văn thư- Lưu trữ Việt Nam).

(2): Số liệu này chúng tôi thống kê qua Danh mục các công trình nghiên cứu Khoa học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1956-2006) và tham khảo Danh mục Các công trình nghiên cứu khoa học của Khoa Lịch sử.. Đối với những cán bộ đã chuyển công tác, chúng tôi chỉ thống kê các công trình được thực hiện trong thời gian công tác tại Bộ môn trước đây và Khoa hiện nay.

 PGS.TS. Vũ Thị Phụng
Ban Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   |