1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Anh Tuấn
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 9/6/1978
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2048/QĐ-SĐH ngày 9 tháng 7 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ số 3061/QĐ-SĐH ngày 16/8/2012 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực quần đảo Trường Sa”.
8. Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
9. Mã số: 62850101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Thế Tiệp
Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã xác lập sở khoa học của việc nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên theo hướng cảnh quan và đánh giá cảnh quan phục vụ công tác quản lý không gian biển và định hướng phát triển kinh tế vùng biển, đảo quần đảo Trường Sa.
- Luận án đã làm nổi bật được đặc điểm tự nhiên, sự phân hóa cảnh quan theo kiểu loại và theo vùng thông qua các bản đồ cảnh quan và phân vùng cảnh quan ở tỷ lệ 1:500.000 cho quần đảo Trường Sa và bản đồ cảnh quan đảo san hô Trường Sa ở tỷ lệ 1:5000.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ quản lý và định hướng phát triển không gian kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên quần đảo Trường Sa, đồng thời là tài liệu phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền biển, đảo và công tác giảng dạy.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho các cụm đảo, đá, bãi cạn và các atoll ở tỷ lệ chi tiết hơn phục vụ cho quản lý và đinh hướng phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng trên vùng quần đảo Trường Sa.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Lê Đình Nam, Lê Đức An, Nguyễn Thế Tiệp, Phan Đông Pha, Vũ Lê Phương, Trần Xuân Lợi, Trần Anh Tuấn, Trần Hoàng Yến, Dương Tuấn Ngọc (2013), “Một số đặc điểm địa mạo khu vực Trường Sa và Tư Chính - Vũng Mây”, Tuyển tập báo cáo khoa học: Hội nghị địa chất biển toàn quốc lần thứ 2. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 207-218.
[2] Phùng Văn Phách (Chủ biên), Nguyễn Như Trung, Nguyễn Tiến Hải, Phí Trường Thành, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Trung Thành, Lê Đình Nam, Lê Đức Anh, Nguyễn Quang Minh, Hoàng Văn Long (2014), Cấu trúc kiến tạo và địa mạo khu vực quần đảo Trường Sa và Tư Chính-Vũng Mây. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 246 tr.
[3] Nguyễn Thế Tiệp (chủ biên), Nguyễn Biểu, Nguyễn Văn Lương, Lê Đình Nam, Trần Xuân Lợi, Trần Thị Hoàng Yến, Trần Anh Tuấn (2012), Các loại hình tai biến vùng quần đảo Trường Sa, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 242 tr.
[4] Trần Anh Tuấn, Lê Đình Nam, Phạm Hồng Cường, Phạm Việt Hồng, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trịnh Hoài Thu, Trần Xuân Lợi, Phan Đông Pha, Trần Hoàng Yến, Nguyễn Thùy Linh, Vũ Lê Phương (2012), “Nghiên cứu thành lập bản đồ địa hình đáy biển khu vực quần đảo Trường Sa và Tư Chính - Vũng Mây tỷ lệ 1:250.000”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 4A(T.12)/2012, tr. 144-151.
[5] Trần Anh Tuấn (2013), “Cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ định hướng phát triển các vùng biển, đảo xa bờ, áp dụng cho quần đảo Trường Sa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 4(T.13)/2013, t.r 324-334.
[6] Trần Anh Tuấn (2014), “Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan các đảo nổi san hô quần đảo Trường Sa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 3(T.14)/2014, Hà Nội, tr. 238-245.
[7] Trần Anh Tuấn (2014), “Nghiên cứu phân loại cảnh quan các khu vực biển đảo xa bờ Việt Nam, áp dụng cho quần đảo Trường Sa”, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 3CĐ(T.36)/2014, Hà Nội, t.r 355-364.
[8] Trần Anh Tuấn (2014), “Đánh giá mức độ thuận lợi điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho định hướng phát triển du lịch và bảo tồn các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 4A(T.14)/2014, Hà Nội, tr. 118-129.
>>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.
|