1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Chí Thiện
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 09/12/1980
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định Số 3216/2014/QĐ – XHNV – SĐH ngày 31/12/ 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Thay đổi tên đề tài luận án.
Tên đề tài cũ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trước dân tộc và giá trị định hướng trong xây dựng Đảng hiện nay
Tên đề tài sau thay đổi: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và giá trị định hướng hiện nay
- Kéo dài thời gian học tập 01 tháng theo Quyết định số 3549/QĐ – XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và giá trị định hướng hiện nay
8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
9. Mã số: 62.31.02.04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: P GS. TS. Lại Quốc Khánh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án làm rõ được khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc;
- Luận án làm rõ được cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc;
- Luận án đã luận giải được những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc. Bao gồm: nội dung trách nhiệm của Đảng đối với dân tộc, phương thức thực hiện trách nhiệm của Đảng đối với dân tộc, điều kiện thực hiện trách nhiệm của Đảng đối với dân tộc, từ đó rút ra được giá trị định hướng về trách nhiệm của Đảng đối với dân tộc hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận diện, hệ thống và luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc.
- Luận án góp phần bổ sung vào lý luận về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc bằng việc rút ra giá trị định hướng hiện nay trên cơ sở những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Cao đẳng và Đại học; phục vụ công tác tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc; có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhận thức và thực hiện trách nhiệm đối với dân tộc hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong giai đoạn hiện nay, trước những yêu cầu của tình hình trong nước, trước những biến động của tình hình khu vực và thế giới đã và đang đặt ra những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi Đảng phải giải quyết. Muốn vậy, Đảng phải vững mạnh về mọi mặt, Đảng phải xác định được rõ ràng trách nhiệm đối với dân tộc. Tức là Đảng phải xác định được nội dung trách nhiệm đối với dân tộc hiện nay; phương thức thực hiện trách nhiệm đối với dân tộc; điều kiện thực hiện trách nhiệm đối với dân tộc.
Kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu, là cơ sở điều kiện cho việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu, gắn với sự vận động phát triển không ngừng của tình hình mới hiện nay. Do đó, với việc nghiên cứu nội dung “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và giá trị định hướng hiện nay”, đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo, như:
- Nghiên cứu sâu sắc từng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc, từ đó đi đến khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi phải nâng cao ý thức trách nhiệm của Đảng đối với dân tộc.
- Tập trung đi sâu nghiên cứu những giá trị định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc hiện nay. Qua đó sẽ giúp cho Đảng Cộng sản Việt Nam tự hoàn thiện mình, nâng cao được vai trò tiên phong, gương mẫu của mình, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, qua đó hoàn thành được trọng trách mà dân tộc giao phó.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Chí Thiện - Hoàng Thị Hồng Hạnh (2014), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (214), tr.14-17.
- Nguyễn Chí Thiện (2014), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về lựa chọn, xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Những bài viết, công trình nghiên cứu chào mừng 30 năm thành lập khoa Lý luận Chính trị - Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 91-101.
- Nguyễn Chí Thiện (2014), “Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của một đảng cầm quyền”, Tạp chí Lý luận và Truyền thông (7), tr. 3-5
- Nguyễn Chí Thiện (2015), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền đối với sự phát triển của xã hội”, Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, tr. 271-287.
- Nguyễn Chí Thiện (2016), “Nội dung và hình thức biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh”, Một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta hiện nay - nghiên cứu và trao đổi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 227-251.
- Nguyễn Chí Thiện - Hoàng Thị Hồng Đào, (2016), “Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với dân”, Tạp chí Lịch sử Đảng (7), tr. 25-28
- Nguyễn Chí Thiện (2016), “Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII”, Kỷ yếu Hội Thảo khoa học Quốc gia, Quán triệt văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vào giảng dạy các môn Lý luận Chính trị tại các trường đại học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 434 - 440.
- Nguyễn Chí Thiện - Bùi Văn Hà (2017), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng trong lãnh đạo củng cố, bảo vệ và xây dựng chính quyền nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Chính trị - xã hội trong thời kỳ hội nhập những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, tr. 516-523.
|