1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Anh Phương
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/03/1973
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số quyết định số 2999/QĐ- ĐHKHTN ngày 18/08/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích paraquat trong huyết tương và ứng dụng phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp paraquat”
8. Chuyên ngành: Hóa phân tích
9. Mã số: 62 44 01 18
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Tạ Thị Thảo; Hướng dẫn phụ: PGS.TS Hà Trần Hưng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã phát triển được quy trình phân tích paraquat trong mẫu huyết tương với qui trình xử lý mẫu đơn giản sau đó phân tích bằng phương pháp HPLC-DAD. Qui trình này được sử dụng làm qui trình đối chứng để kiểm tra chéo kết quả phân tích theo phương pháp mới CE-C4D, thích hợp với phân tích định PQ tại các cơ sở xét nghiệm tuyến trung ương hoặc tuyến tỉnh.
- Xây dựng được quy trình phân tích paraquat trong huyết tương người trên cơ sở xử lý mẫu huyết tương bằng kỹ thuật chiết pha rắn (SPE) sử dụng cột tách C18 sau đó phân tích trên thiết bị điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D). Đây là thiết bị gọn nhẹ, giá thành thấp, có thể trang bị cho bệnh viện hoặc cơ sở y tế tuyến địa phương, phục vụ chẩn đoán nhanh ngộ độc cấp PQ để có biện pháp điều trị phù hợp ngay thời điểm đầu bệnh nhân bị ngộ độc cấp PQ.
- Số liệu phân tích nồng độ PQ trong hơn 400 mẫu của 199 bệnh nhân đến điều trị ngộ độc cấp PQ tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai tiến hành song song bởi hai phương pháp cho phép bác sĩ tiên lượng khả năng sống của bệnh nhân, đáp ứng của bệnh nhân với biện pháp điều trị và cho thấy cần thiết phải phân tích định lượng PQ trong huyết tương và có thể ứng dụng các qui trình phân tích xây dựng được trong chẩn đoán điều trị và tiên lượng ngộ độc PQ ngay từ tuyến cơ sở.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Phương pháp CE - C4D với các ưu điểm về hệ thiết bị đơn giản, giá thành rẻ ngày càng được ứng dụng rộng rãi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Các quy trình phân tích xây dựng được trong luận án đơn giản, dễ thực hiện, có độ chính xác cao, rất phù hợp để áp dụng phân tích paraquat trong huyết tương, đáp ứng đầy đủ điều kiện từ các tuyến bệnh viện cơ sở đến trung ương. Các số liệu về mức độ ngộ độc cấp PQ của bệnh nhân Việt Nam và thay đổi hàm lượng trong quá trình điều trị cho thấy việc định lượng là cần thiết và giúp bác sĩ quyết định hiệu quả của quá trình điều trị.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Đơn giản hóa quy trình phân tích và nâng cao độ nhạy của phương pháp CE-C4D.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Anh Phuong Vu, Thi Ngan Nguyen, Thi Trang Do, Thu Ha Doan, Tran Hung Ha, Thi Thao Ta, Hung Long Nguyen, Peter C. Hauser, Thi Anh Huong Nguyen và Thanh Duc Mai (2017), “Clinical screening of paraquat in plasma samples using capillary electrophoresis with contactless conductivity detection: Towards rapid diagnosis and therapeutic treatment of acute paraquat poisoning in Vietnam”, Journal of Chromatography B 1060, pp.111-117.
[2]. Phuong Anh Vu, Nguyen Thi Ngan, Nguyen Thi Kim Thuong, Hung Ha Tran, Thao Ta Thi. (2017), “An HPLC Quantitative Analysis of Paraquat in Human Plasma: A Helpful Tool for Diagnosis and Evaluation of Treatment of Paraquat Poisoning in Vietnamese Hospitals”, Int J Sci Basic Appl Res IJSBAR, 35(2), pp. 1-9.
[3]. Vũ Anh Phương, Hà Trần Hưng, Nguyễn Thị Ngân, Tạ Thị Thảo (2018), “Ban đầu nghiên cứu các điều kiện tối ưu xác định paraquat bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc CE - C4D”, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, (23), tr.30-35.
[4]. Vũ Anh Phương, Tạ Thị Thảo, Hà Trần Hưng (2018), “Ứng dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và điện di mao quản (CE-C4D) trong điều trị ngộ độc cấp paraquat”, Y học thực hành, 1068(3), tr.15-17.
[5]. Vũ Anh Phương, Tạ Thị Thảo, Hà Trần Hưng (2018) “Ứng dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và điện di mao quản (CE-C4D) trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân ngộ độc cấp paraquat”, Y học Việt Nam, 466(1), tr.79-82.
|