1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Chu Thị Vân Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/02/1983
4. Nơi sinh: Bắc Kạn
5. Quyết định công nhận NCS số: 3202/QĐ-XHNV-SĐH ngày 08/11/2010 cửa Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: thay đổi đề tài luận án theo quyết định số 937/QĐ-SĐH ngày 11/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Tri thức địa phương trong sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
8. Chuyên ngành: Dân tộc học
9. Mã số: 62 22 70 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Lương; PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án lựa chọn cách tiếp cận từ tri thức địa phương nhằm gợi mở một tư duy mới trong việc đánh giá về khả năng thích nghi, khả năng sử dụng và bảo vệ môi trường tự nhiên của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Luận án cung cấp nguồn tư liệu khoa học quan trọng về tri thức địa phương của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nói chung, của cộng đồng người Tày vùng hồ Ba Bể nói riêng.
- Trên cơ sở phê phán khách quan, tôn trọng tiếng nói từ cộng đồng, luận án nêu lên những bất cập của tri thức địa phương dưới tác động của chủ trương, chính sách cũng như những dự án phát triển thời gian qua. Bên cạnh những tác động không như mong muốn, nó cũng tạo động lực cho người Tày nơi đây chuyển phương thức sinh kế mới cho phù hợp với điều kiện mới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án góp phần đưa ra một số bài học kinh nghiệm và giải pháp cho các dự án bảo vệ môi trường, lựa chọn sinh kế theo hướng bền vững không chỉ của cộng đồng người Tày ở Ba Bể, Bắc Kạn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu về tri thức địa phương của các tộc người khác ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Nghiên cứu về những biến đổi của đời sống văn hóa các công đồng cư dân trong giai đoạn hiện nay.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Chu Thị Vân Anh (2011), “Thần thoại các vị thần khổng lồ - nguồn sử liệu quan trọng về buổi đầu lịch sử của cư dân Tày, Thái”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên T. 87 (11), tr 55 - 62.
2. Chu Thị Vân Anh (2012), “Mẫu số chung của các vị thần khổng lồ trong kho tàng thần thoại một số tộc người ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên T. 98 (6), tr 23 - 28.
3. Chu Thị Vân Anh (2015), “Tính nhạy cảm của cộng đồng cư dân dưới tác động của du lịch (Nghiên cứu trường hợp người Tày ở xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn)”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Kinh tế và văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập ASEAN, Thái Nguyên tháng 3/2015, tr 8 - 13.
4. Chu Thị Vân Anh (2016), “Môi trường sinh thái và văn hóa ẩm thực của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Bảo tàng và Nhân học (14), tr 28 - 37.
5. Chu Thị Vân Anh (2016), “Tri thức địa phương về sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước trong hoạt động sản xuất của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (199), tr 67 - 73.
6. Chu Thị Vân Anh (2017), “Tri thức bảo vệ đất trong đời sống tín ngưỡng của người Tày ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Văn hóa học (30), tr 51 - 56.
|